Mẹ và Con - Nếu bạn cho trẻ sử dụng điện thoại quá sớm, con có thể bị những ảnh hưởng xấu bởi chính thiết bị "thông minh" này!

Điện thoại là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại. Đặc biệt với những gia đình có con nhỏ thì điện thoại càng có công dụng thần kỳ hơn khi chúng có thể giúp bố mẹ “trông con cái” mỗi khi bận rộn, dỗ ăn…. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về những tác hại mà điện thoại đem đến khi cho bé nếu bố mẹ cho con sử dụng điện thoại quá sớm nhé! 

cho con xài điện thoại

Tình trạng “nghiện” điện thoại của hầu hết trẻ em ngày nay

Điện thoại trở thành một trong những món đồ chơi “chính thức”, được bố mẹ cho phép và không thể thiếu đối với trẻ em ngày nay. Cụ thể, tại New York, một cuộc điều tra đã được diễn ra với 4.000 bà mẹ về mức độ sử dụng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại… khi trẻ 1-3 tuổi đã cho kết quả rằng việc trẻ em đang sử dụng những thiết bị này tăng gấp 3 lần, từ mức trung bình 53 phút lên hơn 150 phút mỗi ngày. Còn tại Canada, hơn 79% trẻ em 2 tuổi và gần 95% trẻ em 3 tuổi đã vượt quá hướng dẫn của WHO về việc không sử dụng thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày. 

Mặc dù tại Việt Nam chưa có những thống kê cụ thể và chính xác về vấn đề này nhưng ngày nay, xã hội quá bận rộn và ngay cả người lớn cũng “dính liền’ tới điện thoại thì con số trẻ em sử dụng thiết bị điện thoại, tivi từ khi còn nhỏ cũng không phải con số nhỏ. 

Ưu điểm của việc trẻ tiếp cận sớm với điện thoại

Điện thoại thông minh được phát minh và phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Việc cho bé tiếp xúc từ sớm với “phát minh vĩ đại của nhân loại” này cũng có những tác dụng, lợi ích không nhỏ cho cả bé và bố mẹ.

  • Hầu như những trẻ được tiếp cận sớm với điện thoại đều là do bố mẹ quá bận không có thời gian chơi cùng con. Do đó, nhờ vào điện thoại giữ chân bé mà bố mẹ có thể an tâm hoàn thành nốt công việc dang dở mà không lo con chạy lung tung nguy hiểm hoặc bị bắt cóc chẳng hạn.
  • Khi trẻ biết sử dụng điện thoại từ sớm thì bố mẹ có thể dễ dàng định vị, liên lạc xem con ở đâu. Trong xã hội đầy những nguy hiểm với tâm hồn non nớt của trẻ nhỏ thì thiết bị này thật sự rất cần thiết để bảo vệ an toàn cho bé.
  • Xã hội ngày nay có thể phát triển đi lên một phần quan trọng là nhờ có các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại, máy tính, internet… Và trong tương lai, những công nghệ này sẽ chỉ đi lên, tức là hiện đại hơn, tiện ích hơn trước. Do đó, khi cho bé tiếp xúc với điện thoại từ sớm giúp con không bỡ ngỡ, thụt lùi so với thời đại.
  • Con người hiện đại ai cũng bận rộn và cố gắng không bỏ lỡ từng giây phút nào để cống hiến cho công việc. Vậy nên, nhiều bố mẹ không có thời gian bên con, giải đáp từng thắc mắc của trẻ nhỏ. Nếu trẻ biết sử dụng điện thoại từ sớm có thể tự mình tra những đáp án trên mạng thay vì chờ đợi bố mẹ. Điều này giúp con chủ động, tự giác hơn trong việc học tập, tìm tòi và khám phá kiến thức. 

điện thoại di động

Tác hại của việc nghiện điện thoại

Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì hầu như việc trẻ nghiện điện thoại, sử dụng quá mức cũng mang tới nhiều tác hại cho sức khỏe và hệ thần kinh của bé. Cụ thể như: 

Nguy cơ mắc ung thư não

Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bức xạ của điện thoại có thể gây ung thư cho con người. Điều đáng chú ý ở đây là trẻ em có khả năng hấp thụ hơn 60% bức xạ đó vào não (nhiều hơn cả người lớn) do da, mô và xương của bé hấp thụ bức xạ gấp đôi so với người trưởng thành. Thêm vào đó, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn người lớn nhưng hộp sọ lại mỏng hơn nên ảnh hưởng tới lượng bức xạ hấp thụ, khiến trẻ dễ tổn thương hơn người lớn. Với trẻ em sử dụng điện thoại khi còn nhỏ thì nguy cơ mắc ung thư cũng cao hơn khoảng 4-5 lần so với những đứa trẻ không sử dụng. 

Nếu bé sử dụng điện thoại trong giờ giải lao thì bức xạ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và khả năng học tập trong lớp. Lập luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học đã phát hiện rằng chỉ 2 phút của một cuộc gọi điện thoại có thể thay đổi hoạt động trong não của trẻ trong 1 giờ sau đó. Các sóng vô tuyến này di chuyển và xâm nhập sâu vào não bộ để hoạt động nhằm xáo trộn và giảm khả năng học tập của con. 

Thị lực kém và dễ mắc các bệnh về mắt

Mắt trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện nên còn rất yếu nếu gặp bức xạ từ điện thoại sẽ tác động xấu lên thị giác của bé. Do đó, đã có nhiều trường hợp các mẹ muốn lưu giữ những khoảnh khắc khi mới chào đời của con nên đã dùng điện thoại di động để chụp lại. Việc này rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ. Trên thực tế, một số người quên không tắt flash đã khiến trẻ bị mù hoặc giảm thị lực.

Khi chơi điện thoại, trẻ nhỏ có xu hướng nhìn chằm chằm trong một thời gian lâu và nhìn gần, khiến mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé nhanh chóng sẽ cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần, suy giảm thị lực và gây các bệnh về mắt.

sử dụng điện thoại

Trẻ chậm phát triển, kém thông minh và hạn chế khả năng giao tiếp

Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ xâm nhập vào não bộ khiến trẻ chậm phát triển. Đặc biệt, nếu bố mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm thì lượng bức xạ sẽ cao gấp 1000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nghiên cứu cho bé sử dụng điện thoại từ sớm có thể gây hại tới khả năng học hỏi, khám phá và tìm tòi vì nó làm trẻ xao nhãng sự chú ý, hạn chế những sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ, thậm chí làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác. 

Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ

Trẻ em khi chơi trò chơi hoặc xem phim trên điện thoại thường ngồi bất động và giữ tư thế đó trong một thời gian dài hoặc nằm nghẹo đầu, nghẹo cổ để thưởng thức và tận hưởng. Nếu để lâu trong một thời gian và thường xuyên như vậy cổ bé sẽ bị cúi gập xuống gây võng xương và bị lệch. 

Ngoài ra, việc ngồi lâu để chơi điện thoại cũng gây đau cổ, căng thẳng, co thắt dây chằng, nếu không được can thiệp kịp thời thì trong tương lai bé có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh liên quan tới đốt sống cổ khác.

Trẻ mấy tuổi thì được dùng điện thoại?

Trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên tiếp cận với điện thoại hoặc các thiết bị điện tử từ quá sớm vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, thần kinh cũng như hành vi của trẻ trong tương lai. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên cho trẻ dùng điện thoại trung bình 1-2 tiếng/ngày và dưới sự kiểm soát chặt chẽ về kênh cũng như nội dung các chương trình, video giải trí.

Tuy nhiên, độ tuổi phù hợp nhất theo nhà tâm lý học người Chicago là từ 13-17 tuổi mới nên để trẻ bắt đầu tập sử dụng điện thoại kèm theo những quy tắc như mỗi ngày chỉ được chơi 2 tiếng hoặc chỉ được chơi điện thoại vào những ngày cuối tuần. 

trẻ mấy tuổi thì được sử dụng điện thoại?

Mặc dù việc ngăn cấm trẻ tiếp xúc với điện thoại khi còn quá sớm là khá khó. Song, bố mẹ vẫn cần tùy vào từng độ tuổi để có cách quản lý đúng đắn giúp trẻ phát triển được thuận lợi, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Điện thoại thông minh nhiều tiện ích có thể giúp đỡ bố mẹ “chăm sóc con cái” phần nào trong cuộc sống nhưng nếu phó mặc hoàn toàn thì chính là đang tự tay “giết chết” con mình. Chính vì thế, Mẹ và Con khuyên bố mẹ hết sức cẩn thận và cân nhắc vấn đề này thật kỹ nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.