Nhiều người nghĩ chảy nước miếng chỉ xảy ra đối với trẻ em, song vẫn có những người lớn cũng bị chảy nước miếng… lênh láng khi ngủ. Khoan bàn về tới chuyện thẩm mỹ, quan trọng nhất đây chính là biểu hiện của một loạt bệnh mà có thể bạn không ngờ tới.
Dưới đây là 5 loại bệnh tiêu biểu, thể hiện qua triệu chứng chảy nước miếng khi ngủ.
1. Răng mọc lệch
Tại sao răng mọc lệch lại khiến bạn chảy nước dãi nhiều hơn khi ngủ? Lý do này khá dễ hiểu. Song nếu… quá nhiều răng “tranh nhau làm tổ trưởng” hoặc gây lệch khớp cắn bạn cần nhờ nha sĩ can thiệp để răng mọc đúng và không còn tình trạng đáng “xấu hổ” này nữa.
2. Viêm nhiễm vòm miệng
Khoang miệng sẽ kích thích sản xuất nước miếng nhiều hơn, nếu như bạn bị viêm nhiễm ở vị trí nào đó trong miệng. Chảy nước miếng khi ăn đồ chua là chuyện bình thường, nhưng chảy nước miếng thường xuyên chứng tỏ ban đang mắc bệnh mà không hề hay biết.
3. Viêm dây thần kinh mặt
Viêm dây thần kinh mặt biểu hiện qua một loạt các triệu chứng như: chảy nước miếng, mắt giật liên hồi hay thậm chí là méo miệng, mắt bị kéo lại nhéo một bên… Căn bệnh này quả thực không hề đơn giản, hãy đi bác sĩ khám để tránh thần kinh cơ mặt chuyển biến nặng hơn.
4. Hệ tiêu hóa trục trặc
Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thay vì đào thải ra ngoài nước sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột, khiến khoang miệng thừa nước và gây ra hiện tượng tự tràn nước miếng khi ngủ. Vậy là đối với hệ tiêu hóa, bạn có thể xác định chúng gặp trục trặc dễ dàng bằng cách chảy nước miếng khi ngủ. Không nhất thiết phải đợi tới khi bị táo bón hay hay tình huống tương tự mới tìm cách khắc phục “bộ não thứ hai” này của con người.
5. Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch cũng là căn bệnh có biểu hiện thông qua việc chảy nước miếng khi ngủ. Xơ vữa động mạch dẫn tới thiếu oxy, máu cục bộ ở não, dãn cơ mặt… Người cao tuổi mắc xơ vữa động mạch đặc biệt nguy hiểm.
Chảy nước miếng xảy ra ở người lớn là báo hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
6. Căng thẳng
Căng thẳng nhiều khiến não bộ rơi vào tình trạng thần kinh giao cảm bị kích thích. Khi đó, não sẽ gửi tín hiệu sai gây ra hiện tượng chảy nước miếng. Không phải dĩ nhiên mà nước miếng chảy từ miệng ra một cách vô tội vạ. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi lấy lại cân bằng để não bộ luôn trong trạng thái thoải mái.
7. Nguy cơ tiền đột quỵ
Tiền đột quỵ có thể xảy ra với bạn ngay trong đêm mà bạn không hề biết. Các biểu hiện của đột quỵ nhẹ bao gồm lệch miệng, khiến cơ miệng không thể khép chặt từ đó sinh ra chảy nước miếng khi ngủ.
Nếu sáng ngủ dậy thấy nhức đầu hoặc miệng cười bị lệch, nước miếng chảy ra từ hai bên khóe miệng thì rất có khả năng bạn đã bị đột quỵ nhẹ trong đêm, tuyệt đối đừng xem nhẹ cảnh báo này.
Chảy nước miếng nhiều, làm sao để khắc phục?
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, giảm tăng tiết nước bọt.
– Ngủ đúng tư thế
Nằm sấp hoặc nghiêng về một bên là tư thế hoàn hảo để nước miếng “tuôn theo dòng chảy”. Nằm ngửa, thẳng người để tránh tình trạng này.
– Thông mũi
Khi bị nghẹt mũi, chúng ta thường thở bằng miệng. Điều này khiến nước miếng rủ nhau chảy nhiều hơn. Đảm bảo mũi luôn thông thoáng, sạch sẽ để hít thở thông qua bộ phận này thôi nhé!
– Kê gối cao đầu
Nước miếng cũng khó có thể “tuôn trào” ra ngoài miệng khi bạn gối đầu lên cao hơn, thay vì đó chúng sẽ trôi về phía đáy hàm.
– Không ăn đồ ăn cay nóng
Đồ cay, nóng sẽ khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nước bọt sẽ “quen miệng” tiết ra nhiều hơn, ngay cả trong khi ngut. Tương tự, kẹo cao su cũng là một trong những thực phẩm cần hạn chế.
– Giữ tinh thần ổn định
Như đã nói ở trên, căng thẳng là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng chảy nước miếng. Giữ cho tinh thần ổn định, thoải mái sẽ phần nào đó loại bỏ tình trạng này.
Không quá khó khăn để khắc phục tình trạng chảy nước miếng. Nếu bạn là “nạn nhân” của căn bệnh tế nhị này, hãy khắc phục bằng những mẹo hay của Mẹ&Con ngay hôm nay nhé!