Mẹ&Con - Thời gian gần đây, số lượng mẹ quan tâm và cho con dùng cháo yến mạch ngày càng nhiều. Liệu đây có phải là nguồn thực phẩm dinh dưỡng và an toàn cho bé hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu với Mẹ&Con! Mẹ khéo tay nấu 5 món cháo yến mạch cho bé ăn dặm "Bật mí" công thức tẩy tế bào chết cho da mặt bằng bột yến mạch và mật ong Giảm cân "thần tốc" trong một tuần chỉ với 1 ly sữa yến mạch mỗi ngày

Yến mạch là gì?

Cháo yến mạch, vừa ngon vừa bổ 6

Yến mạch. (Ảnh minh họa)

Đây là một loại ngũ cốc lấy hạt có tên khoa học là Avena sativa. Chúng thường được trồng ở khu vực ôn đới, chịu mưa và khí hậu mát mẻ như ở Bắc Mỹ và châu Âu. Từ khoảng thế kỷ thứ 13, yến mạch đã trở thành nguồn thực phẩm chính của người Scotland và được dùng phổ biến cho đến ngày nay.

Giá trị dinh dưỡng của yến mạch

Yến mạch là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một khẩu phần ăn gồm 4 muỗng canh yến mạch có thể cung cấp 7,8% lượng sắt cần thiết hàng ngày cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi, 44% magiê và 25% kẽm. 

Bên cạnh đó, yến mạch còn rất dồi dào các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Nhóm vitamin này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, trao đổi chất, hỗ trợ chuyển hóa chất béo cơ thể, protein, carbonhydrate và axit nucleic và các tiểu đơn vị tạo nên DNA.

Trong yến mạch nguyên chất còn có một loại vitamin rất đặc biệt. Đó chính là vitamin K, có khả năng giúp cơ thể tập hợp các tiểu cầu, đối phó với chấn thương.

Khi nói đến giá trị dinh dưỡng của yến mạch, chắc chắn chúng ta cũng không thể bỏ qua chất đạm, một trong những thành phần quan trọng giúp tạo nên những tế bào mới, thay thế cho những tế bào già cỗi, giúp trẻ nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh.

Khác với các loại ngũ cốc còn lại, yến mạch có một nguồn canxi cực kỳ phong phú. So với gạo trắng, lượng canxi này gấp 7,5 lần và có khả năng giúp cho hệ tim mạch, cơ bắp và thần kinh của trẻ hoạt động  nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, canxi còn giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, xương cứng chắc và đạt được sự phát triển thể chất tốt khi trưởng thành.

Cuối cùng, một thành phần không thể không nhắc đến trong yến mạch chính là chất xơ. Vai trò của chất xơ không hòa tan trong nước có ở yến mạch có khả năng hút nước, tăng lượng chất bã khiến cho quá trình đào thải được thuận tiện và dễ dàng hơn, giúp trẻ tránh được nguy cơ đầy bụng, táo bón. Ngoài ra, chất xơ beta-gluten trong yến mạch cũng đã được khoa học chứng minh là có thể trung tính bạch cầu, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và loại bỏ vi khuẩn có hại trong cơ thể.

Có thể cho bé dùng loại yến mạch nào?

Cháo yến mạch, vừa ngon vừa bổ 7

Yến mạch có 5 loại: gồm yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ (steal cut oats), yến mạch cán mỏng (Rolled oats), bột yến mạch và yến mạch ăn liền.

Khi dùng yến mạch cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chọn loại dạng bột hoặc cán mỏng vì chúng đã được làm mỏng nên có thể rút ngắn thời gian đun nấu ngắn lại rất mềm, dễ tiêu, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Đến lúc trẻ lớn hơn, từ khoảng trên 1 tuổi, mẹ có thể dùng yến mạch nguyên hạt hay yến mạch cắt nhỏ để nấu cháo cho con để tập con ăn dạng thô hơn.

Yến mạch có nguy cơ gây dị ứng không?

Dị ứng thức ăn là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo kết quả thống kê cho thấy, trên thế giới cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị dị ứng thức ăn. Nguyên nhân của chứng dị ứng này là do sự tăng cường miễn nhiễm của trẻ đối với chất độc, di truyền và những nguyên nhân khác.

Theo kênh Better Health, yến mạch và nhóm ngũ cốc như gạo, lúa mì cũng bị xếp hạng thứ 7 trong số những thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Vì thế, khi cho con dùng yến mạch mẹ cũng nên cho con ăn dần từng chút một để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé.

Nếu thấy con ăn ngon, không xuất hiện những biểu hiện bất thường hãy mạnh dạn cho trẻ ăn thường xuyên hơn. Ngược lại, mẹ nên dừng ngay việc dùng yến mạch và thông báo với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé. 

Tags:

Bài viết liên quan