Mẹ&Con – Hình ảnh một em bé bụ bẫm, chân tay có nhiều ngấn được lan truyền một cách “chóng mặt” khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú. Nhưng ít ai biết được đằng sau bức ảnh đó, em bé phải đối mặt với căn bệnh có tên Michelin. Trẻ béo phì dễ bị tai nạn giao thông hơn những đứa trẻ bình thường khác Trẻ em ngủ ít dễ bị béo phì Mọi phụ huynh cần biết những điều này để phòng tránh béo phì cho con

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) từng tiếp nhận trường hợp của một bé gái 6 tháng tuổi (Bình Dương), cả tứ chi đều có rất nhiều ngấn. Theo thông tin từ gia đình cho biết, lúc chào đời bé có cân nặng là 2,85kg nhưng tay chân của bé lại xuất hiện rất nhiều ngấn, đối xứng nhau, khác với bé bình thường. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị mắc bệnh Michelin. Bé bị rối loạn da vùng hạ bì, tạo thành những bó cơ trơn nằm rải rác cùng với các tế bào mỡ. Hầu hết những trẻ mắc bệnh này thường là do bị tổn thương nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 7.

Hiểu rõ hơn về bệnh Michelin

Chân tay con nhiều ngấn, bố mẹ chớ vội mừng 4

Trẻ bị bệnh Michelin, tay chân thường có nhiều ngấn. (Ảnh minh họa)

Bệnh Michelin có thể tự khỏi sau một tuổi nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, trẻ có thể chuyển sang bệnh béo phì dạng nặng. Lúc đó, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn, trẻ dễ mắc thêm nhiều bệnh khác như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Người mắc bệnh có hình dáng cơ thể giống như logo của hãng sản xuất lốp xe Michelin nên được gọi là bệnh Michelin. Bệnh chủ yếu gặp ở những trẻ bụ bẫm hoặc béo phì với nhiều ngấn ở tứ chi, đối xứng nhau.

Trẻ mắc bệnh Michelin thường kèm đa dị tật ngoài những bất thường ở các nếp gấp tay, chân, cổ, thoát vị niệu đạo, dị dạng mặt, dị dạng cơ quan sinh dục, chậm phát triển trí tuệ… Trên thực tế một số bà mẹ dù con mình đã bị thừa cân nhưng vẫn cho con ăn nhiều hơn nên khiến trẻ có thể đã bị bệnh lại càng nặng hơn. Ngay cả khi đến khám dinh dưỡng, bác sĩ bảo con đã đủ cân nặng, chiều cao nhưng bố mẹ vẫn muốn con tăng cân.

Nếu băn khoăn khi con có những biểu hiện như trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để xét nghiệm và sinh thiết da để xác định chẩn đoán những khoảng ngấn của con là bình thường hay bất thường. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Theo các chuyên gia, nếu trẻ bị thừa cân béo phì khi còn nhỏ thì sau này lớn lên trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Nghiên cứu tại một trường học ở Hà Nội cho thấy, có gần 60% trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ bị rối loạn thiếu máu từ sớm.

Tags:

Bài viết liên quan