Mẹ&Con - Nhiễm trùng tai giữa là hiện tượng giữa các khoang giữa của bên trong màng nhĩ xuất hiện một lớp chất lỏng, chất lỏng này chảy qua ống eustachian, kết nối với tai giữa với mặt sau của mũi. Khi ống eustachian bị sưng nhiễm trùng xoang lạnh hoặc dị ứng ống này sẽ bị bít tắc và hoạt động không đúng cách gây viêm tai giữa.

Đối với những trẻ lớn bé có thể báo cho cha mẹ biết được tình trạng bệnh riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó để nhận biết được tình trạng bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh đang bị viêm tai giữa? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp ích cho bạn. 

Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa

Di truyền

trẻ bị viêm tai giữa

Nếu cha mẹ có tiền sử bị viêm tai giữa đứa trẻ sinh ra cũng dễ bị di truyền căn bệnh này. Thông thường các bé trai có nguy cơ bị di truyền cao hơn các bé gái.

Do trẻ bú bình

Trẻ bú sữa ngoài khả năng miễn dịch thường thấp hơn những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nên nguy cơ bị viêm tai giữa là rất cao. Chưa kể đến, nếu cho trẻ bú bình khi đang nằm ngủ, nếu sơ suất sữa có thể chảy vào ống eustachian đi vào tai giữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa sinh sôi nảy nở gây bệnh viêm tai giữa cấp cho bé. Để giảm nguy cơ bị viêm tai giữa tốt nhất khi cho bé bú bình nên giữ thẳng lưng, không nên vừa ngủ vừa bú.

Ngậm núm vú giả

Ngậm núm vú giả

Các chuyên gia cho biết hành động mút liên tục sẽ làm tăng nguy cơ kéo dịch tử mũi và cổ họng đi vào tai giữa. Hơn nữa, núm vú giả nếu không được vệ sinh và sát trùng mỗi ngày dễ mang theo vi khuẩn gây viêm tai giữa. Vậy nên đừng cho bé ngâm núm vú giả quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

Khói thuốc lá

Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng làm tăng khả năng vị nhiễm trùng tai. Ngoài ra, nếu trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm do vi rút cũng dễ bị lây bệnh dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.

Do trẻ bị dị ứng với sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa bò

Các bác sĩ cũng cho biết trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc các chế phẩm được làm từ sữa bò cũng dễ bị viêm tai giữa. Cách tốt nhất để phòng tránh là khi con xuất hiện các triệu chứng bị dị ứng như nổi ban đỏ, nôn, … nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ và dừng ngay việc cho trẻ uống sữa bò. Sau khoảng 2 tháng mới cho bé uống trở lại.

Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa có hai loại là viêm tràn dịch (OME): Chất lỏng nằm trong ống tai giữa nhưng trường hợp này trẻ không có dấu hiệu bị nhiễm trùng cấp.

– Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Trong tai có chất lỏng và bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra viêm.

dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Các bác sĩ cho biết sự tích tụ chất lỏng và áp lực của chất lỏng lên màng nhĩ có thể khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu thậm chí có thể bị mất thính giác tạm thời. Vậy nên, khi trẻ bị viêm tai giữa các bậc phụ huynh phải can thiếp sớm, cần thiết nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Thông thường trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa thường có những triệu chứng như sau:

– Trẻ có biểu hiện chán ăn, mất ngủ

– Ở tai xuất hiện dịch màu vàng hoặc trắng do một lớp vỡ nhỏ ở màng nhĩ gây ra.

– Với những bé bị viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc vi rút sẽ kèm sốt cao.

– Tai bé có biểu hiện thường giật mạnh.

Nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không được các bác sĩ can thiệp và hỗ trợ sớm trẻ dễ bị mất thính lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngôn ngữ của bé.

Vậy khi trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ nên làm gì, tiên sĩ Benjamin Spock khuyên các bậc phụ huynh có thể đối phó với viêm tai giữa ở trẻ theo những cách sau:

Chăm sóc trẻ tại nhà

Các bác sĩ chỉ định dùngacetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau cho trẻ. Tuyệt đối không được dùng aspirin vì như vậy là rất nguy hiểm.

Chăm sóc trẻ tại nhà

– Khi cho trẻ ngủ nên dùng gối để hỗ trợ bé khi nằm xuông. Và luôn giữ cho bé ở tư thế đứng thắng trong ghế. Đối với trẻ sơ sinh khi đi ngủ không nên cho bé nằm gối cao vì ảnh hưởng đến xương và hộp sọ của bé.

– Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô khăn rồi đắp vùng gần tai cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả cho trẻ.

– Hoặc mẹ cũng có thể giảm đau cho bé bằng cách nhỏ 1-2 giọt dầu ô liu vào ống tai ngoài (nhớ là ống tai ngoài nhé). Với những trẻ có mủ thì có thể dắt miếng bông gòn vào tai ngoài bé để ngăn dịch mủ chảy ra quần áo hoặc giường ngủ của bé.

– Dùng tăm bông và nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tai hàng ngày cho bé. Cho trẻ uống nhiều nước cũng là cách để giúp bé hết đau và mau khỏi bệnh.

Cách điều trị

Thông thường nhiễm trùng tai do thời tiết thay đổi sau khi chăm sóc tại nhà khoảng 2-3 ngày là bé khỏi bệnh. Tuy nhiên với những trường hợp nhiễm trùng tai kéo dài từ 3 tháng trở đi nên cho trẻ đến bệnh viện các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách chèn ống tympanostomy. Đồng thời sẽ tiến hành một tiểu phẫu nhỏ, rạch một đường ở màng nhĩ để thoát chất dịch ra ngoài. Các bác sĩ sẽ đặt vào tai một ống nhựa hoặc ống kim loại để vào vết rạch để giúp tai giữa lưu thông dịch và không khí ngăn sự tích tụ chất lỏng. Ống này sẽ được các bác sĩ tháo ra sau từ 9-12 tháng và trẻ phải phải thuật, ca phẫu thuật này phải bắt buộc gây mê toàn thân.

TH 

Tags:

Bài viết liên quan