Mẹ&Con - Để chạm được vào trái tim con trẻ, đôi lúc chúng ta cần rất nhiều tinh tế và yêu thương… Học kinh nghiệm du lịch cùng trẻ nhỏ của vợ chồng ca sĩ Lý Hải Chuyện mồ hôi ở trẻ nhỏ hóa ra cũng nhiều điều 'phức tạp' lắm! Vì sao không nên cho trẻ nhỏ chơi máy tính bảng?

Một cô bé 10 tuổi trên đường đi học về nhà. Cô bé đang buồn, rất buồn vì vừa trải qua một ngày thật “tệ”. Điểm kém, bạn giận, ba mẹ thì dạo này cãi cọ với nhau suốt đến nỗi cô bé chẳng muốn về nhà.

Đi ngang qua khúc quanh ở đầu làng trước khi về đến nhà mình, cô bé thấy cụ già hàng xóm loay hoay với một cây gậy và một túi táo. Những trái táo rơi ra, lăn trên đất. Cô bé chạy đến đỡ lấy túi táo và nhặt từng quả vào túi cho ông.

– Cảm ơn cháu. Ông ổn rồi! – Ông mỉm cười, đôi mắt hiền từ.

– Cháu đi cùng ông nhé? – Cô bé nói – Cháu sợ táo sẽ rơi nữa đấy!

Tình bạn của cô bé 10 tuổi và cụ già có nụ cười ấm áp bắt đầu như thế.

Đến nhà ông cụ, cô bé xách túi táo mang vào giúp ông, cố gắng đỡ ông lên bậc thềm.

Ngày hôm sau, sau giờ học, cô bé ghé qua nhà giúp ông vài việc vặt. Hai ông cháu ngồi ở hàng hiên. Thỉnh thoảng, khi ông cần lấy gì đó, cô bé lại lon ton chạy đi lấy giúp ông. Ông chỉ cho cô bé xem hai bức ảnh đặt trên bàn. Đó là vợ và con gái của ông, những người đã mất cách đây 6 năm. Cô bé thì thủ thỉ kể cho ông nghe về những nỗi buồn của mình, về chuyện ba mẹ cãi nhau, chuyện cô bé buồn và thất vọng như thế nào…

Những ngày kế tiếp, cô bé vẫn tranh thủ chạy sang thăm ông vào những giờ nhất định. Khi cô bé đến, thấy ông ngồi trên chiếc ghế to với cây gậy bên cạnh, cô bé tin rằng mình đã giúp đỡ ông được rất nhiều trong những ngày bị đau chân như thế.

Ông luôn vui mừng. Còn cô bé, cô bé cũng nguôi ngoai dần nỗi buồn khi có thể kể ra và lắng nghe những lời khuyên của ông. Ông dặn cô bé về nhà chăm sóc ba mẹ nhiều hơn, tập trung vào việc học, viết thư xin lỗi đứa bạn thân đang giận…

Hai tuần sau, một buổi chiều, cô bé tung tăng sang nhà ông cụ mà không báo trước. Cô bé đang vui. Phải, rất vui! Ba mẹ đã hòa hoãn lại, mọi việc ở trường đều tốt hơn. Cô bé muốn chia sẻ với ông cụ điều này.

Ồ, ở khoảng sân trước nhà, cô bé thấy ông đang làm vườn, đang đi lại, đang cúi xuống, ngẩng lên một cách dễ dàng không cần gậy!

Thấy cô bé đứng sững đấy nhìn mình, ông cụ bật cười vẫy:

– Nào, cháu yêu quý, hôm nay để ông pha trà cho cháu…

– Cháu đã nghĩ… – Cô bé lúng túng bắt đầu.

– Ông biết cháu nghĩ gì, cháu yêu quý. Lần đầu tiên cháu gặp ông, ừ hôm đó đầu gối ông bị đau. Va phải cánh cửa ấy mà…

– Nhưng ông đi lại bình thường… từ lúc nào?

– Ngay hôm sau! – Ông cụ hấp háy mắt cười.

– Nhưng tại sao…? – Cô bé lúng túng.

– Lần thứ hai cháu đến đây, cháu yêu quý ạ, đó là khi ông nhận thấy cháu đang có thật nhiều chuyện buồn. Ông muốn chia sẻ với cháu nhưng lại e ngại rằng cháu sẽ không đến nữa nếu biết ông khỏe mạnh. Thế nên, ông đã vờ đau chân đấy!

Câu chuyện nhỏ và bài học thật đáng để suy ngẫm! 4

Câu chuyện thật nhỏ nhưng cũng thật đáng suy ngẫm, bạn nhỉ! Trẻ con cũng có những lúc đầy ắp nỗi buồn và cần giúp đỡ. Nhưng cách giúp đỡ như cụ già ấy thật là tuyệt vời! Như một người bạn, thấu hiểu, giúp một cô bé non nớt vượt qua nỗi buồn bằng cảm giác mình đã giúp được ai đó và đã có được những giây phút sẻ chia cùng ai đó…

Mong bạn cũng sẽ đủ sự nhạy cảm để nhận ra từng lúc “cần được giúp” của con. Và mong bạn cũng hãy “giả đau chân” (hiểu theo nghĩa bóng thôi!) như ông cụ trong câu chuyện. Bởi vì để chạm được vào trái tim con trẻ, đôi lúc chúng ta cần rất nhiều tinh tế và yêu thương… 

Tags:

Bài viết liên quan