Mẹ và Con - Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” vì tiến triển âm thầm, nhưng gây nên nhiều hệ lụy to lớn. Hiện nay, nước ta có khoảng 12 triệu người mắc bệnh. Đặc biệt là năm 2016 tỷ lệ tăng huyết áp đã nằm ở mức báo động đỏ với hơn khoảng 40%.

Dùng thuốc có thể kiểm soát huyết áp ở mức ổn định hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh việc uống thuốc các bạn nên bổ sung những thực phẩm để điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định hơn. Vậy cao huyết áp nên ăn gì? Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!

Củ cải đường (củ dền)

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi uống nước ép từ củ dền hay củ cải đường thường xuyên, sức khỏe của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, thành phần nitrat trong củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp trong vòng 24 giờ. Chính vì vậy, các bạn có thể ép lấy nước củ cải đường hay có thể chế biến thành các món ăn khác nhau để cải thiện sức khỏe. Củ cải đúc lò cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho ngày cuối tuần. 

Nhưng một lưu ý quan trọng dành cho bạn chính là màu đỏ của củ cải đường hay củ dền có thể bám dính trên quần áo và tay của bạn đấy!

Các loại rau lá xanh

Nếu các bạn đang thắc mắc rằng ăn gì để huyết áp cao có thể ổn định lại, hãy cân nhắc và bổ sung ngay các loại rau lá xanh vào chế độ ăn của mình. Không chỉ là một thực phẩm chứa nhiều axit folic mà các loại rau xanh cũng dồi dào kali. Việc bổ sung nhiều kali sẽ hỗ trợ thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó chỉ số huyết áp sẽ giảm đáng kể.

Một số loại rau lá xanh chứa nhiều kali tốt cho người cao huyết áp là:

  • Rau diếp
  • Cải xoăn
  • Rau chân vịt
  • Cải cầu vồng
  • Cải búp

Bạn nên ưu tiên sử dụng rau tươi, bởi các loại rau đóng hộp thường có thêm muối.

Cháo bột yến mạch

Yến mạch chắc hẳn là một trong những thực phẩm lạnh mạnh và tốt cho mọi đối tượng, yến mạch chứa nhiều chất xơ cùng hàm lượng chất béo cực kỳ thấp nên phù hợp với những người tăng huyết áp. nếu bạn bị huyết áp cao có thể thay thế bữa sáng bằng cháo yến mạch hay pha yến mạch với nước nóng. Bên cạnh là thực phẩm tốt cho người huyết áp cao thì yến mạch còn bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động.

cao huyết áp

Tuy nhiên yến mạch không có nhiều mùi vị đặc biệt mà có vị lạc nên sẽ hơi khó uống. Vì vậy các bạn có thể mix với những loại hoa quả tươi lạnh, các loại hạt sấy khô. Tuyệt đối không nên cho đường vào nhé!

Cá béo

Cá chính là một thực phẩm giàu protein và nằm trong danh sách “những thực phẩm phù hợp cho người bị cao huyết áp”. Đặc biệt là những loại cá béo như: cá thu, cá hồi… những loại cá chứa rất nhiều axit béo omega-3, giúp điều hòa huyết áp, giảm triglyceride “xấu” trong máu. Hơn nữa cá hồi cũng là một số ít thực phẩm chứa vitamin D – dưỡng chất quan trọng trong việc hạ huyết áp.

Tỏi và các loại gia vị thảo mộc

Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đây cũng là gia vị cần bổ sung cho những người bị huyết áp cao. Trong tỏi chứa nhiều thành phần nitric oxide giúp giãn các mạch, mở rộng các động mạch và hỗ trợ giảm huyết áp nhanh chóng. Bên cạnh đó các bạn có thể chọn những loại gia vị nêm nếm bằng thảo dược để giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Chocolate đen

Theo một nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra rằng nếu tiêu thụ 100gr chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đặc biệt là cao huyết áp. Vì trong chocolate đen chứa khoảng 60% chất cacao trắng và ít đường hơn các loại chocolate thông thường. Khi ăn chocolate đen, các bạn có thể mix cùng sữa chua hay phủ lên dâu tây, việt quất, mâm xôi… để thay thế các món tráng miệng đóng hộp.

điều trị cao huyết áp

Sữa không đường

Sữa không đường chính là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nên bổ sung cho cơ thể. Không chỉ cung cấp hàm lượng canxi nhiều, mà còn nhiều thành phần cần thiết để cơ thể phát triển cũng có nhiều trong sữa không đường. Đặc biệt đây là thực phẩm ít chất béo rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn của người cao huyết áp.

Thay vì ăn các loại sữa chứa nhiều chất béo hay sữa có đường, bạn có thể chọn mix sữa không đường cùng các loại hạt sấy khô (không ướp hương).

Việt quất

Các loại quả mọng nhiệt đợi nói chung, đặc biệt là việt quất đều chứa nhiều dưỡng chất flavonoid tự nhiên cần thiết cho những người cao huyết áp. Theo một nghiên cứu trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 đã chỉ ra rằng việc bổ sung flavonoid thường xuyên và đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao rất hiệu quả. Bên cạnh việt quất các loại trái cây sau: dâu tây, mâm xôi… cũng chứa rất nhiều flavonoid giúp giảm huyết áp hiệu quả.

Chuối

Giống như những loại rau lá xanh khác, chuối rất giàu kali đây là hoạt chất có công dụng hiệu quả về việc đào thải muối trong cơ thể ra ngoài bằng nước tiểu. Các bạn có thể kết hợp yến mạch cùng chuối để khởi động bữa sáng, việc này sẽ giúp nạp thêm kali cho cơ thể. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ăn sáng bằng một quả chuối chín và một quả trứng ốp la. Chỉ cần như vậy là đã đủ dưỡng chất cho ngày dài năng động rồi.

cao huyết áp

Cách loại hạt

Bên cạnh dồi dào kali, các loại hạt thiên nhiên còn chứa nhiều magie cùng các dưỡng chất khác cần thiết cho người cao huyết áp. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe các bạn nên chọn hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt bí, quả óc chó… có thể mix cùng sữa chua không đường để cải thiện sức khỏe cho cơ thể.

Người tăng huyết áp nên xây dựng thực đơn thế nào?

Cùng với thuốc, dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò trong kiểm soát tốt huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của bệnh nhân cao huyết áp nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, muối, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

  • Chất đạm: Từ 0,8gr đến 1gr protein cho một kg cân nặng
  • Chất béo từ 25 – 30gr. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương
  • Chất bột đường từ 300 đến 320gr
  • Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6gr
  • Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 – 40gr (tương đương từ 300 đến 500 g rau)
  • Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối
  • Cần bổ sung những thực phẩm giàu magie, kali, và canxi, ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh

dấu hiệu cao huyết áp

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc người cao huyết áp nên ăn gì. Từ đó sẽ xây dựng được thực đơn đa dạng hơn, bên cạnh đó các bạn cũng nên tái khám đúng lịch và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe nhé!

Bài viết liên quan