Mẹ&Con – Bạn từng thắc mắc có người vừa nhấp vài ngụm bia là mặt đã đỏ gay, một số khác dù uống bao nhiêu sắc mặt vẫn không thay đổi? Dưới đây là lời giải cho bạn. Kinh ngạc cậu bé 3 tuổi uống rượu say như người lớn Mẹo nhỏ uống rượu bia không say cho ngày Tết Con trai Lý Hải: “Ba uống rượu mai mốt... bụng ba bự luôn”

Cảnh báo nguy cơ ung thư vì đỏ mặt khi uống bia 5

Uống rượu bia đỏ mặt là hội chứng “đỏ mặt châu Á” (Ảnh minh họa).

Các nhà khoa học cho rằng, người bị đỏ mặt khi uống rượu bia thực ra là biểu hiện của hội chứng “đỏ mặt châu Á”. Bởi lẽ, nhiều người ở châu Á mắc hội chứng này nhiều hơn so với người châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. Hội chứng này thường có các triệu chứng như đỏ mặt, tim đập nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Vì sao mặt đỏ khi uống rượu bia?

Theo bác sĩ Mã An Lâm, Chủ nhiệm khoa Lây nhiễm, bệnh viện Trung Nhật (Trung Quốc), mặt đỏ hay tái đi sau khi uống rượu không liên quan đến tửu lượng.

Rượu chứa chất ethanol. Khi uống rượu, cơ thể sẽ tiếp nhận ethanol và trải qua hai bước chuyển hóa trong gan. Thứ nhất, enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Tiếp theo, enzyme ALDH2 chuyển hóa ecetaldehyde thành axit acetic.

Sau khi uống vài chén, mặt ông xã bạn tự nhiên nóng bừng và đỏ lựng lên là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra nhanh. Lúc này ethanol tích tụ, làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ.

Ngược lại, khi quá trình ethanol phân giải thành axit acetic diễn ra chậm sẽ khiến mạch máu co lại, máu cung cấp ít nên sắc mặt sẽ tái đi.

Đỏ mặt khi uống rượu bia, coi chừng ung thư

Acetaldehyde là “thủ phạm” khiến bạn nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu ở đêm trước.

Trong ba hoạt chất ethanol, acetaldehyde, axit acetic, thì acetaldehyde được xem là độc nhất. Chất này có thể gây viêm đường tiêu hóa, tổn thương DNA… Từ đó, acetaldehyde sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, loét dạ dày, ung thư thực quản.

Theo một nghiên cứu, người mắc chứng đỏ mặt nếu uống 2 cốc bia mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với người bình thường. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người này sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn.

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn

Cảnh báo nguy cơ ung thư vì đỏ mặt khi uống bia 6

Nói “không” với rượu bia vì sức khỏe của bản thân. (Ảnh minh họa).

– Để hạn chế tối đa những nguy hiểm, tốt nhất là bạn không nên uống rượu bia. Nếu có thể nên uống ít hoặc uống vừa phải đồ uống có cồn.

– Khi thấy mặt đỏ, tức là cơ thể báo hiệu bạn cần dừng uống. Nếu muốn uống tiếp, hãy chờ khi mặt hết đỏ rồi hãy uống.

– Chọn loại rượu có nồng độ cồn thấp, ăn trước và trong khi uống rượu bia sẽ tốt cho dạ dày.

– Ăn thực phẩm giàu chất béo và tinh bột sẽ làm giảm khả năng hấp thu rượu.

– Nam giới chỉ nên uống 2/3 chai hoặc lon bia 330 ml hoặc 2 cốc bia hơi 330 ml mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

– Những người không bị đỏ mặt trong lúc uống rượu bia cũng đừng vội mừng nhé. Bởi lẽ, dù rượu bia có gây đỏ mặt hay không thì bạn vẫn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước lượng rượu bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể người. Theo đó, WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn. Một đơn vị uống chuẩn này tương đương với một chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một cốc bia hơi (330 ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330 ml).

Tags:

Bài viết liên quan