Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi
Trong giai đoạn thai kỳ, mỗi lần đi khám thai, siêu âm, mẹ sẽ được cung cấp thông tin về chiều dài cũng như cân nặng của thai nhi. Dựa vào đây, mẹ có thể so sánh chiều dài và cân nặng của bé yêu với bảng cân nặng tiêu chuẩn để biết được bé có đang phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng khi thấy chiều dài và cân nặng của thai nhi khác một chút so với chỉ số này, vì đây chỉ là những con số trung bình.
Thông thường, thai nhi trước 20 tuần tuổi sẽ được bác sĩ đo từ đầu đến mông, sau 20 tuần tuổi thì mới đo từ đầu đến gót chân. Lý do là vì trong nửa đầu thai kỳ, thai nhi thường cuộn tròn nên gây khó khăn trong việc xác định chính xác chiều dài.
Theo dõi chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi là điều vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi, mời mẹ cùng tham khảo.
Tuổi thai (tuần) |
Chiều dài |
Cân nặng |
8 tuần |
1,6 cm |
1 g |
9 tuần |
2,3 cm |
2 g |
10 tuần |
3,1 cm |
4 g |
11 tuần |
4,1 cm |
7 g |
12 tuần |
5,4 cm |
14 g |
13 tuần |
7,4 cm |
23 g |
14 tuần |
8,7 cm |
43 g |
15 tuần |
10,1 cm |
70 g |
16 tuần |
11,6 cm |
100 g |
17 tuần |
13 cm |
140 g |
18 tuần |
14,2 cm |
190 g |
19 tuần |
15,3 cm |
240 g |
20 tuần |
16,4 cm |
300 g |
21 tuần |
25,6 cm |
360 g |
22 tuần |
27,8 cm |
430 g |
23 tuần |
28,9 cm |
501 g |
24 tuần |
30 cm |
600 g |
25 tuần |
34,6 cm |
660 g |
26 tuần |
35,6 cm |
760 g |
27 tuần |
36,6 cm |
875 g |
28 tuần |
37,6 cm |
1005 g |
29 tuần |
38,6 cm |
1153 g |
30 tuần |
39,9 cm |
1319 g |
31 tuần |
41,1 cm |
1502 g |
32 tuần |
42,4 cm |
1702 g |
33 tuần |
43,7 cm |
1918 g |
34 tuần |
45 cm |
2146 g |
35 tuần |
46,2 cm |
2383 g |
36 tuần |
47,4 cm |
2622 g |
37 tuần |
48,6 cm |
2859 g |
38 tuần |
49,8 cm |
3083 g |
39 tuần |
50,7 cm |
3288 g |
40 tuần |
51,2 cm |
3462 g |
Thai nhi thừa cân, thiếu cân có ảnh hưởng gì không?
Cân nặng của thai nhi nặng hơn hay nhẹ hơn quá nhiều so với bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi đều dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe nhất định cho bé. Cụ thể:
Thai nhi thừa cân
Chỉ số cân nặng của thai nhi vượt quá tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân khiến việc sinh nở của mẹ gặp khó khăn, tăng khả năng sinh mổ. Ngoài ra, trẻ thừa cân cũng dễ đối mặt với nguy cơ bị hạ đường huyết khi chào đời với các triệu chứng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Khi trưởng thành, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp, bé cũng dễ trở nên béo phì, dễ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, trầm cảm …
Phải làm sao khi thai nhi thừa cân?
Ngay khi phát hiện thai nhi tăng cân quá nhanh so với bảng tiêu chuẩn, việc đầu tiên mẹ bầu nên làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Mẹ nên bổ sung nhiều những thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé như cá, trứng, thịt nạc, rau củ quả tươi. Mẹ cần cố gắng kiểm soát cân nặng bằng cách tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi hay yoga.
Thai nhi nhẹ cân
Trường hợp thai nhi nhẹ cân quá so với bảng tiêu chuẩn cân nặng sẽ khiến bé có nguy cơ bị ngạt thở trong quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, thai nhi thiếu cân thường có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc các bệnh về viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ sinh ra nhẹ cân thường kém thông minh, hoạt bát hơn so với trẻ bình thường khác.
Phải làm sao khi thai nhi nhẹ cân?
Khi thai nhi nhẹ cân, mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa để giúp thai nhi nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bằng thực phẩm, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin, khoáng chất bằng viên uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Tuyệt đối tránh xa các tác nhân khiến thai nhi bị hạn chế cân nặng như rượu, bia, cà phê…