Mẹ và Con - Cảm cúm ở bà bầu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần có biện pháp phòng tránh và xử lý nhanh khi xuất hiện các triệu chứng cảm. 

Theo các chuyên gia, cảm cúm ở bà bầu là nhóm bệnh lý rất thường gặp. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh do virus cúm xâm nhập vào cơ thể (qua đường miệng, mũi) gây ra, bao gồm cúm A, B và C. Trong đó, cúm A và B được xem là hai loại phổ biến nhất.

Cảm cúm ở bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

Virus cúm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ, gây mệt mỏi, khó chịu mà còn tác động không tốt đến thai nhi.

Theo các chuyên gia, cảm cúm ở bà bầu có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. Đặc biệt là khi mẹ bầu bị cảm cúm trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, nếu cảm cúm ở bà bầu diễn ra trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi có nguy cơ bị tổn thương, dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ khi sinh ra.

Trường hợp bà bầu bị cúm kèm theo các triệu chứng sốt cao, thì độc tính của virus càng mạnh. Điều này có thể gây kích thích tử cung co bóp dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hoặc thậm chí là thai chết lưu. 

Chính vì những nguyên nhân này, mẹ bầu khi phát hiện có bất cứ biểu hiện nào của cúm, hãy nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Bà bầu bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Song song với việc tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ, kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thì mẹ bầu khi bị cảm cúm cũng nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

Cụ thể, mẹ bầu cần tập trung bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể cũng như hạn chế những loại thức ăn có thể khiến tình trạng cảm cúm trở nên nặng nề hơn. 

Và dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn khi bị cảm cúm.

cảm cúm ở bà bầu nên ăn gì

Các loại trái cây giàu vitamin C

Những loại quả giàu vitamin C có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây cúm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn bưởi, cam, quýt, ổi giòn ngọt tráng miệng sẽ giúp tình trạng cảm cúm ở bà bầu nhanh chóng hồi phục hơn. Song song đó, việc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C còn giúp cơ thể của mẹ bầu trở nên khỏe mạnh, cải thiện làn da trở mịn màng và căng bóng hơn.

Nên ăn cháo trứng với hành lá và tía tô

Khi cơ thể mệt mỏi, cảm thấy chán ăn do cúm, mẹ bầu có thể thay đổi thực đơn với  một bát cháo trứng, nấu kèm với thật nhiều hành lá và tía tô. Đây không chỉ là món ăn dễ ăn mà còn có công dụng chữa cúm vô cùng hiệu quả.

Theo đó, hành lá có vị cay giúp thông khí, giải cảm. Trong khi đó, tía tô có tính ấm, giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và đau họng. Trứng giàu protein, cũng những chất dinh dưỡng khác để cung cấp cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt, chống lại bệnh tật. 

Sự kết hợp của hành lá, trứng và tía tô sẽ mang đến một món ăn không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng trị cúm rất ấn tượng. 

bầu bị cảm cúm cần ăn gì

Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm

Đối với những mẹ bầu đang bị cảm cúm nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm để cải thiện sức khỏe. 

Những loại rau này được cho là có chứa nhiều vitamin, khoáng chất với tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, nhanh chóng hồi phục nhanh hơn, cải thiện rõ rệt các tác nhân gây bệnh cúm khó chịu.

Nên ăn tỏi, gừng

Đối với những bà bầu đang bị cúm, hãy cố gắng bổ sung thêm gừng và tỏi. Đây được xem là 2 bài thuốc dân gian vô cùng hiệu nghiệm trong vấn để trị cảm. 

Theo đó, trong tỏi có chứa các thành phần là một số chất kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống viêm nhiễm. Lúc này, mẹ bầu có thể ăn sống, hoặc giã lấy nước uống, xông hơi bằng tinh dầu tỏi. Tất cả các phương pháp này đều rất hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh cúm.

Bà bầu bị cảm cúm không nên ăn những loại thực phẩm nào?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, mẹ bầu cũng cần hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm ăn vào có thể sẽ khiến bệnh cúm trở nên nặng hơn. Cụ thể:

Nên tránh sử dụng thực phẩm lạnh

Theo các chuyên gia, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu đang bị cảm cúm. Bởi khi cơ thể bị nhiễm lạnh, sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương đến phổi. Khi phổi bị tổn thương, kéo theo các triệu chứng của cảm cúm sẽ ngày càng càng nặng hơn. 

Không chỉ vậy, việc sử dụng thực phẩm lạnh còn có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương tì vị, khiến cho chức năng của tì bị suy giảm nghiêm trọng. 

Không nên ăn đồ tanh

Khi mẹ bầu đang bị cảm, nếu ăn quá nhiều đồ ăn có mùi tanh như tôm, cua… các triệu chứng của bệnh cảm sẽ bệnh sẽ càng thêm nặng. Đặc biệt với những trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm kèm theo ho. Nguyên nhân chính là do hệ hô hấp rất dễ bị kích thích bởi đồ tanh.

Bà bầu bị cảm cúm không nên ăn gì

Không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ

Cảm cúm ở bà bầu gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi và chức năng của hệ tiêu hóa giảm đi đáng kể. Vì thế, việc sử dụng quá nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đau bụng. 

Khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, cơ thể mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến cho bệnh thêm nặng và lâu khỏi hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Cảm cúm ở bà bầu có nên uống thuốc không?

Với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc khi bị cảm cúm sẽ gặp khó khăn. Bởi có nhiều loại thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ, gây nguy hiểm đến thai nhi như: thai nhi bị dị tật, sảy thai, nhiễm độc thai nghén. 

Đặc biệt là những mẹ bầu bị cúm vào 3 tháng đầu thai kỳ phải thực sự thận trọng. 

Nhưng trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc trị cúm an toàn cho bà bầu. Do đó, mẹ bầu khi bị cảm nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn. 

Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy cho cả mẹ và thai nhi.

Biện pháp phòng ngừa cảm cúm ở bà bầu như thế nào?

Như đã nói, cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi. Do đó, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Xem thêm: Cách đối phó với cảm cúm trong thai kỳ

  • Tuyệt đối tránh xa các nguồn lây bệnh, hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hoặc đến nơi đông người cũng như các khu vực ô nhiễm
  • Hạn chế tiếp xúc gần với gia cầm. Bởi chúng có thể chứa tác nhân gây cúm rồi truyền sang người. 
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. 
  • Hạn chế việc đi mưa vì rất dễ bị cảm cúm
  • Không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi khi ngủ. 
  • Chị em nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. 
  • Nếu biểu hiện của cảm cúm kéo dài, ngày càng nặng thì hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả

Và trên đây là những thông tin về cảm cúm ở bà bầu nên và không nên ăn gì. Mẹ và Con hy vọng, bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu có thêm thông tin hữu ích để có thể cải thiện sức khỏe, bảo vệ chính mình và em bé. 

Bài viết liên quan