Bệnh đau mắt đỏ
Bể bơi là nơi bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan nhất. Để phòng bệnh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau khi bơi cần nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý Nacl 0,9 % (có bán ở các nhà thuốc).
Những người đang mắc bệnh không được xuống hồ bơi vì không những khiến bệnh lâu khỏi mà còn lây bệnh sang người khác. Nhiều bể bơi lạm dụng hoá chất còn làm cho người bơi dễ mắc chứng khác về mắt như: khô mắt, đỏ mắt.
Bệnh viêm tai
Do bị nước lọt vào gây các bệnh viêm tai, mũi.
Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài. Do đó, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai, vì hành động đó sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
Khi thấy tai có hiện tượng đau, ngứa, chảy nước phải ngừng bơi và đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và cho thuốc.
Bệnh phụ khoa
Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh… nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.
Khô và rụng tóc
Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.
Viêm da
Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da sau: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh TCM lây qua dịch tiết mũi họng của trẻ bắn trực tiếp qua trẻ khác nếu tiếp xúc gần hoặc dính lên tay chân của trẻ khác, sau đó dùng tay đưa thức ăn vào miệng.
Hồ bơi là nơi các trẻ tập trung mật độ cao, nếu tiếp xúc trực tiếp thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn, virus TCM có thể nhiễm vào nước rồi đi vào miệng trẻ khác nhưng khó khăn hơn vì nước hồ bơi luôn có chứa chất sát khuẩn.
Để tránh các bệnh này, mẹ lưu ý:
-Không đi bơi khi đang bị xây xước, nhiễm cảm, cúm, đau mắt…
-Tắm gội thật sạch dưới nước vòi hoa sen, lau người thật khô
-Không nên thuê đồ bơi
-Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp
-Thoa kem chống nắng trước khi bơi
-Tránh bơi vào những giờ nắng gắt như trưa, đầu giờ chiều…