Mẹ và Con - Bị lẹo mắt vốn không phải là điều xa lạ với chúng ta. Với nhiều người lẹo mắt có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị gì, nhưng cũng có không ít trường hợp viêm nhiễm, sưng tấy nhiều cần phải có bác sĩ kiểm tra, đánh giá.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, hầu hết các trường hợp bị lẹo mắt sẽ tự lành chỉ sau một vài ngày mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu nào. 

Thế nhưng, đối với những trường hợp bị lẹo mắt to, và không tự hết sau khoảng một tuần; vị trí lẹo mắt gây đau và khó chịu…các bạn nên ngay lập tức tìm đến các bác sĩ để được kiểm tra và điều trị một cách thích hợp nhất. 

Thế nào là bị lẹo mắt? 

Theo lý giải từ các chuyên gia, bị lẹo mắt được xem là hội chứng viêm nhiễm cấp tính, bị gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. 

bị lẹo mắt

Tình trạng lẹo mắt sẽ khiến mi mắt rơi vào tình trạng sưng đỏ, có cảm giác đau và trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Ngoài ra, người bị lẹo mắt còn cảm thấy khó chịu khi thực hiện hành động nháy mắt, cảm thấy cộm như có bụi trong mắt. 

Tại vị trí lẹo sẽ bị đau sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Tình trạng này sẽ tự hết sau 3 – 4 ngày. Cụ thể, lẹo sẽ bị vỡ mủ và dần xẹp xuống. Tuy nhiê, tình trạng này có thể bị tái lại ở vị trí tương tự. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.

Xem thêm: Trẻ bị sưng mắt có nên đến bệnh viện không

Người bị lẹo mắt thường có những dạng nào? 

  • Đầu tiên là bị lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt. Lúc này, nốt lẹo mắt sẽ nằm ở mặt trong của mi mắt, chỉ nhìn thấy được khi chúng ta lật mi lên.
  • Tiếp đến là bị lẹo mắt ngoài. Đây là tình trạng xuất hiện do bị nhiễm trùng nang lông mi. Lúc này, nốt lẹo sẽ là một nốt đỏ, gây ra cảm giác đau, thốn ở bờ mi. Bị lẹo mắt ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.
  • Cuối cùng là bị đa lẹo. Tình trạng này thông thường sẽ xuất hiện rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, hay thậm chí là ở cả hai mắt.

Bị lẹo mắt, nguyên nhân do đâu? 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lẹo mắt. Một vài trong số đó có thể kể đến như: 

  • Khi nữ giới thường xuyên để lớp trang điểm trên mắt qua đêm mà không thực hiện tẩy trang kỹ càng. 
  • Nữ giới sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng lên mắt trong thời gian dài. 
  • Thường xuyên dùng tay dơ, chưa vệ sinh thay kính áp tròng.
  • Thường xuyên sử dụng tay dơ dụi mắt
  • Người từng bị tình trạng viêm mí mắt, viêm mí mắt mãn tính cũng có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng bị lẹo mắt. 

nguyên nhân mắt bị lẹo

Khi bị lẹo mắt nên làm gì? 

Như đã nói, tình trạng lẹo mắt sẽ tự hết sau một vài ngày mà không cần phải áp dụng bất kỳ phương thức điều trị đặc hiệu nào. Cụ thể, sau khoảng từ 4 đến 6 ngày, mủ của lẹo ở mắt sẽ vỡ ra, kéo theo đó là các triệu chứng đau, nhức cũng sẽ giảm dần.

Nếu muốn đẩy nhanh tốc độ lành bệnh lẹo mắt, chúng ta cần lưu ý những điều sau. Đầu tiên, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, chúng ta nên dùng khăn ấm chườm lên mắt lẹo trong khoảng từ 10 đến 15 phút, thực hiện liên tục từ 3 đến 5 lần mỗi ngày. 

bị lẹo mắt nên làm gì

Theo các chuyên gia, việc chườm ấm sẽ có tác dụng giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giúp giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. 

Tiếp đến là thực hiện rửa mắt lẹo bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Trong thời gian bị lẹo mắt,  chúng ta nên tuyệt đối hạn chế việc dùng tay gãi, hoặc chà xát mạnh vào vị trí lẹo. Bởi điều này sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp, bệnh lẹo mắt không tự hết sau 7 ngày. Vết lẹo ngày càng to, gây khó nhìn và tiết nước mắt nhiều, khó chịu… chúng ta nên tìm đến bác sĩ để được điều trị chính xác. 

Lúc này, bác sĩ có thể sẽ thực hiện các thủ thuật chích rạch lẹo nhằm mục đích lấy mủ ra; sau đó kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, cũng như kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,… Chúng ta tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục.

Làm gì để ngăn ngừa lẹo mắt một cách hiệu quả nhất? 

Bạn cần thực hiện những bước sau nếu muốn ngăn ngừa lẹo mắt cũng như các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung một cách hiệu quả nhất:

  • Đầu tiên, chúng ta tuyệt đối không dùng dùng tay dơ đưa lên mắt để dụi mắt, cũng như chà mắt. Điều này sẽ khiến vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng. 
  • Chúng ta nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, cũng như các dung dịch sát khuẩn khác trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.

Làm gì để ngăn ngừa lẹo mắt

  • Tuyệt đối không nên dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm hay cọ trang điểm với người khác. Ngoài ra, tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt có chất lượng đảm bảo chất lượng; cọ trang điểm mắt phải thật vệ sinh.
  • Dùng kính râm, kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, cũng như bụi bẩn ô nhiễm. 
  • Nên đến gặp bác sĩ khi mắt có tình trạng viêm nhiễm, đau, khó chịu. 

Mẹ và Con hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về tình trạng bị lẹo mắt. Từ đó biết cách phòng ngừa, giúp bảo vệ đôi mắt của chính mình và người thân. 

Bài viết liên quan