Mẹ và Con - Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện không quá phức tạp. Tuy nhiên, Mẹ và Con nhắc bạn chú ý đến lượng nước và chế độ nấu để có được thành quả như mong muốn nhé!

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như ổn định đường huyết, chống hen suyễn, tăng cường sức khỏe xương, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân… gạo lứt được rất nhiều mẹ quan tâm và muốn chế biến cho gia đình. Tuy nhiên, để nấu cơm gạo lứt ngon không dễ.

Vì thế, dịp này Tạp chí Mẹ và Con mách bạn cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện và các loại nồi khác để có những bữa cơm ngon lành cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Vì sao gạo lứt khó nấu?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chưa được chà sạch phần cám gạo và mầm nên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cũng chính vì cách thức xay xát đặc biệt này mà gạo lứt rất khó nấu.

Khả năng thấm hút của gạo, nhất là lớp cám bên ngoài, khiến gạo lứt dễ bị nhão hay quá cứng. Do đó, khi nói đến cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện, có rất nhiều thông tin sai lệch đáng kinh ngạc, dù cách nấu đã hướng dẫn trên túi gạo hay chỉ dẫn trên nồi. Vì vậy, đừng cảm thấy căng thẳng khi bạn không thể nấu gạo lứt ngon.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Theo tìm hiểu của Mẹ và Con, các loại nồi cơm điện hiện nay đều có gắn chip và cài đặt để phù hợp vời nhiều loại gạo khác nhau, đặc biệt là luôn nấu ngon nhất với gạo trắng. Tuy nhiên, với gạo lứt thì cơm thường bị nhão và nấu quá chín, nhất là với các loại nồi có xuất xứ từ Nhật Bản. Điều này phụ thuộc vào thói quen ăn uống của từng quốc gia.

Để nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện, bạn cần:

  • Vo sạch gạo để loại bỏ bụi bẩn và các thành phần khác.
  • Cho đủ nước (thêm nước đến vạch chỉ định cho gạo lứt bên trong nồi nấu).
  • Nếu bạn muốn cơm khô, hãy nấu gạo lứt ở chế độ gạo trắng.
  • Bật chế độ nấu và kiểm tra lại khi kết thúc quy trình.
  • Nếu cơm quá khô có thể thêm ít nước và bật chế độ nấu thêm lần nữa.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất

Nếu bạn đã thử với nồi cơm điện nhưng lại muốn trải nghiệm nấu gạo lứt với nồi áp suất thì cũng không sao cả. Nồi gạo lức cũng là một lựa chọn hoàn hảo dành cho gạo lứt.

Theo các đầu bếp giàu kinh nghiệm, nồi áp suất giúp cho việc nấu gạo lức trở nên đơn giản hơn bao giờ hết . Đối với phương pháp nấu ăn nhanh này, hãy áp dụng tỷ lệ gạo – nước 1:1 ở áp suất cao trong 15 phút. Sau đó, sử dụng cài đặt Xả tự nhiên để nấu cơm chín hoàn hảo.

Chế độ Natural Release sẽ không giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, nhưng cũng giống như sử dụng nồi cơm điện, phương pháp này hầu như không cần thao tác thủ công và rất dễ thực hiện.

Cách nấu gạo lứt trên bếp gas

Phương pháp này dành cho những ngày bạn không vội vã và không thực sự quan tâm đến việc nấu gạo lứt mất bao lâu.

Để nấu gạo lứt ngon, điều bạn cần chú ý là tỷ lệ gạo và nước. Mẹ và Con khuyên bạn dùng 1¾ cốc nước cho mỗi 1 cốc gạo lứt. Muối cũng rất cần thiết cho quá trình nấu này. Bạn có thể sử dụng khoảng ½ thìa cà phê muối kosher Diamond Crystal (hoặc ¼ muỗng cà phê Morton kosher) cho mỗi chén gạo.

Đun gạo trong nồi đáy dày trên lửa vừa và cao, sau đó giảm lửa nhỏ và nấu chậm, đậy nắp, cho đến khi gạo mềm và nước bốc hơi hết, tương đương khoảng 40–45 phút. Đánh bông nhẹ nhàng và để yên, đậy nắp, tắt lửa, trong 10 phút để làm cho nó nở đều và bông xốp nhất có thể.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cách nấu gạo lứt trên bếp than

Nếu đã biết cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện, bằng bếp gas, sao bạn không thử với một loại bếp hết sức truyền thống: bếp than?

Bạn có muốn những hạt gạo mềm mịn, tách rời đẹp mắt nhất có thể, ngay cả vào những buổi tối bận rộn nhất trong tuần? Hãy quên những gì bạn đã nghe về việc nấu gạo lứt trên bếp điện, bếp gas bao lâu nay. Nếu có dịp, hãy thử lấy một cái nồi lớn, gạo lứt đã vo sạch, thêm nước và bắt tay vào nấu nhé.

Để nấu bằng cách này, lượng nước bạn sử dụng không là vấn đề cần quan tâm nhiều nhấtĐó là bởi vì bạn nấu gạo với một ít muối cho đến khi chín mềm (thời gian nấu khoảng 25–30 phút) sau đó chắt lọc nước ra. Đặt lên bếp trong 10 phút, đậy nắp, tắt bếp để yên cho gạo chín kỹ và tơi xốp, khô ráo hơn rồi mới xới ra thưởng thức.

Công thức này cực kỳ dễ dàng và có phần giống với cách thức nấu cơm gạo trắng của nhiều gia đình trước đây và hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn. Tuy khá kỳ công và mất thời gian nhưng khi dùng than bạn sẽ nhận được kết quả rất khác với cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện. Cơm tơi xốp hơn và cũng có phần thơm ngon hơn, nhất là khi có một lớp cơm cháy mỏng ở đáy nồi.

Vậy là bạn đã được tham khảo một số cách nấu cơm gạo lứt bên cạnh cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện thông thường. Chúc bạn áp dụng thành công và cả nhà lại được thưởng thức những món ngon ăn vừa thú vị, vừa tốt cho sức khỏe nhé! 

Bài viết liên quan