Mẹ và Con - Lẩu chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với nhiều gia đình. Nổi bật trong số đó, chắc hẳn là món lẩu Thái với vị chua cay dễ ăn và hợp khẩu vị của nhiều người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu bún Thái chuẩn vị tại nhà. Cùng học ngay cách thực hiện ngay nhé!

Bún Thái là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, nếu bạn đang tìm cách nấu bún Thái thơm ngon trọn vị hãy thực hiện theo các bước dưới đây nhé!

Cách nấu bún Thái

Nguyên liệu thực hiện

  • 500gr bún tươi
  • 400gr tôm tươi
  • 150gr mực tươi
  • 200gr nghêu
  • 100gr thịt bò 
  • 50gr nấm kim châm
  • 150gr cà chua
  • 10gr gừng
  • 400 – 500gr sa tế (tùy theo khẩu vị của gia đình)
  • 15gr hành tím băm nhuyễn
  • 30gr sả băm
  • 50ml nước cốt me
  • 3 cái lá chanh
  • 10gr riềng

Cách nấu bún Thái

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Bạn tách phần đầu tôm và thịt tôm để riêng, sau đó rửa sạch 
  • Riềng bạn bỏ vỏ, đem đi rửa sạch rồi để ráo. Thái sợi nhỏ mỏng
  • Cà chua bạn đem đi rửa sạch, rồi cắt múi cau
  • Thịt bò đem đi rửa sạch sơ, sau đó bạn đem ngâm nước muối khoảng 15 phút cho bớt mùi hôi. Để ráo nước, tiếp đến bạn thái mỏng thịt bò thành những miếng vừa ăn

Mẹo sơ chế mực

  • Bạn rửa mực tươi sơ qua nước, sau đó bạn lột sạch lớp vỏ bọc bên ngoài màu nâu sậm, tách râu khỏi mực. Bạn cắt bỏ phần mắt (phần tanh của mực) và túi mực
  • Muốn mực sạch mùi tanh, bạn nên rửa với giấm gạo. Sau đó rửa mực nhiều lần với nước sạch, để ráo. Khi mực đã ráo nước bạn cắt thành những khoanh tròn vừa ăn, phần râu bé các bạn giữ nguyên, râu lớn bạn có thể cắt làm đôi để dễ dùng hơn

Mẹo sơ chế nghêu

Nghêu khi mua về các bạn đem rửa sạch, dùng bàn chải đánh răng cũ để chà sạch lớp đất cát bên ngoài. Sau đó bạn lấy một cái thau nhỏ rồi đổ nước vào, pha thêm ít muối. Bạn cắt 2 – 3 quả ớt bỏ vào thai rồi cho nghêu vào ngâm 2 tiếng. Nghêu sẽ nhả hết bùn đất, cát ra bên ngoài.

cách nấu bún Thái

Bước 2: Nấu nước dùng

  • Bạn cho phần đầu tôm vào nồi lớn, thêm 10gr gừng, ½ muỗng cà phê muối, 1 lít nước và hầm ở lửa nhỏ khoảng 30 phút. Để nước ngọt thanh hơn các bạn có thể cho thêm các loại củ vào. Khi nước hầm sôi, bạn mở nắp ra hớt sạch bọt để nước dùng trong hơn. Hầm xong các bạn lọc lấy nước trong để làm nước dùng, bỏ phần xác đầu tôm
  • Khi hầm nước đầu tôm xong, các bạn bắc lên bếp một nồi không, sau đó bạn cho vào 2 muỗng dầu ăn rồi phi thơm vàng hành tím băm 10gr riềng cắt sợi, 30gr sả băm. Sau đó các bạn cho cà chua cắt múi cau vào xào. Thêm 50gr sa tế vào rồi cho nước hầm vào, tiếp đến  bạn cho 5 lá chanh vào nồi rồi nấu ở lửa vừa (đậy nắp)
  • Khi nồi nước dùng bún Thái sôi, bạn nêm vào nồi thêm 50ml nước cốt me. 15gr muối, 10gr hạt nêm, 40gr đường và 20ml nước nắm. Bạn đun đến khi nước sôi thêm lần nữa thì tắt bếp

Bước 3: Hấp hải sản

  • Bạn bắc lên bếp một nồi nước rồi đun sôi để hấp hải sản
  • Cho hải sản vào dĩa gồm thịt, tôm, nghêu, mực… cùng ít gừng (để khử mùi tanh). Bạn hấp khoảng 10 – 15 phút đến khi hải sản vừa chín tới thì tắt bếp. Bạn không nên hấp lâu, vì khi ăn còn trải qua một bước nhúng lẩu sẽ khiến hải sản dai

Bước 4: Hoàn tất bún Thái

  • Bạn xếp bún, rau sống và thêm các loại hải sản đã hấp chín như nghêu mực vào tô. Tiếp đến bạn nhúng thịt bò và nấm kim châm vào nồi nước dùng khoảng 3 – 4 phút rồi cho vào tô. Tiếp đến bạn chan nước lẩu Thái lên trên. Món bún Thái hải sản ăn kèm rau cải cúc, hoa chuối và chấm thêm muối ớt xanh thật là hấp dẫn
  • Bên cạnh cách ăn như vậy, bạn có thể nhúng các loại topping ăn dần

Thành phẩm

Công thức bún Thái thường chứa nhiều nguyên liệu. Tuy nhiên, cách nấu bún Thái lại rất đơn giản, nhanh tay vào bếp để trổ tài cho gia đình thưởng thức ngay nhé!

cách nấu bún Thái

Cách chọn nguyên liệu tươi ngon cho món bún Thái

Bên cạnh bước nêm nếm, bí quyết để cách nấu bún Thái thơm ngon là cần chọn được nguyên liệu tươi sống. 

Cách chọn mực tươi

  • Có nhiều loại mực phù hợp với cách nấu bún Thái như: mực ống, mực lá, mực nang… bạn nên chọn chọn những con mực có phần đầu dính chặt vào thân và thịt không bị nhão hay chuyển màu xanh. Đây là dấu hiệu của mực không còn tươi
  • Đối với mực nang: Nên chọn những con mực to, mình dày màu trắng đục râu mực cứng và thịt chắc (bóp vào không bị nhão hay bở). Còn lớp màng màu nâu bao quanh
  • Đối với mực ống: chọn những con có màu hồng sáng, thịt chắc, râu mực cứng, túi mực còn nguyên

Cách chọn tôm tươi

  • Nếu mua tôm đông lạnh các bạn nên chọn những con tôm còn nguyên bộ phận, sờ vào tôm có độ căng nhất định và độ dẻo tự nhiên (để tránh mua phải tôm bị bợp thạch). Tuyệt đối không nên chọn những phần tôm có mùi tanh, ươn
  • Nếu được bạn nên chọn những con tôm còn sống để đảm bảo được độ tươi, phần vỏ bóng nhìn tôm chắc khỏe để khi bóp vào tôm thì thấy có độ đàn hồi. Đặc biệt phần vỏ tôm không bị mềm là được

Mẹo nhỏ: Trừ khi bạn ở vùng biển có sẵn hải sản tươi thì khi đi mua tôm, bạn nên chú ý người bán ướp hàng bằng nhiều hay ít đá. Nếu tôm được ướp ít đá mà tôm vẫn tươi, mềm thì chắc chắn tôm được ướp bằng hàn the hoặc urê.

Cách chọn nghêu ngon

Nghêu sống thường sẽ khép chặt 2 phần vỏ lại với nhau, dùng tay tách vỏ sẽ rất khó (ngược lại tách nghêu dễ, rất có thể nghêu đã chết). Nếu nghêu há miệng, bạn có thể dùng tay chạm vào nghêu nếu nghêu còn sống sẽ di chuyển nhẹ hoặc khép miệng lại.

Hy vọng với cách nấu bún Thái trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm một công thức nấu ăn cho gia đình thưởng thức vào những dịp đặc biệt. Chúc các bạn thành công nhé!

Bài viết liên quan