Mẹ&Con – Cách nấu ăn dặm cho bé cần đảm bảo bé vừa ăn ngon miệng, an toàn lại vừa hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cân khỏe mạnh. Gặp gỡ mẹ Việt với sở trường nấu món ăn dặm tuyệt hảo 5 nguyên tắc chế biến, bảo quản thức ăn dặm Sữa chua cho bé tuổi ăn dặm

Hầu hết các bé bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Khi đó, ngoài việc đảm bảo sự phát triển bình thường của bé đòi hỏi mẹ phải có cách nấu ăn dặm cho bé đúng chuẩn để không làm thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé làm ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng.

Nấu ăn dặm cần đủ lượng và đủ chất

Dù bé đang trong giai đoạn ăn bột hay cháo ăn dặm thì mẹ cũng cần đảm bảo rằng bữa ăn dặm của bé đủ lượng và đủ chất.

  • Đủ lượng là bên cạnh việc bú mẹ và uống sữa cũng thức, phải đảm bảo trẻ ăn dặm đủ no, đủ bữa. Số bữa ăn dặm tăng từ ít tới nhiều tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Đủ chất là thực đơn ăn dặm của bé phải đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitaminh và các khoáng chất. Tinh bột có trong gạo, bột nấu cháo. Đạm có trong thịt, cá, tôm, cua, các loại đậu hạt… Chất béo có trong dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè…Vitamin cùng khoáng chất có trong các loại rau và trái cây tuơi.

Cách nấu ăn dặm cho bé đúng chuẩn 6

Nấu đồ ăn dặm cho bé cần đảm bảo đủ lượng và đủ chất (Ảnh minh họa).

4 nhóm chất trên được ước tính định lượng theo tỉ lệ sau:

  • Bột gạo hoặc bột ngũ cốc: 10gr
  • Nước: 200ml
  • Đạm: 10g
  • Rau củ thái nhỏ: 10g
  • Dầu ăn: 5g

Cách nấu ăn dặm cho bé

Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé cần ăn bột ăn dặm vị ngọt có nguyên liệu chính từ rau củ. Sau một thời gian mới cho bé ăn bột ăn dặm có vị mặn để đảm bảo cho hệ tiêu hóa non nớt của bé hoạt động bình thường.

Cách nấu bột ăn dặm vị ngọt cho bé

Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm bằng những món bột ăn dặm có vị ngọt với nguyên liệu chủ yếu là trái cây hoặc rau cùng bột gạo. Công thức chung cho các món bột ăn dặm vị ngọt là rau củ hầm nhừ, xay nhuyễn nấu với bột gạo đã xay mịn. Nấu với độ loãng vừa phải, không bị lợn cợn.

Lưu ý: Nếu áp dụng theo công thức trên mẹ nên:

  • Nấu riêng rau củ, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi trộn chung với bột gạo.
  • Cà nhuyễn hoặc xay nhuyễn nếu nấu bột bằng gạo nguyên hạt.
  • Bắt đầu khuấy bột ngay khi nước còn lạnh, để lửa vừa đến khi bột sôi và chín rồi mới trộn thêm phần rau củ, trái cây đã xay nhuyễn.

Cách nấu bột ăn dặm vị mặn cho bé

Sau khi bé đã có một thời gian để làm quen với việc ăn dặm. Mẹ có thể nấu cho bé thêm nhiều món bột ăn dặm có vị mặn để đổi mới thực đơn cho bé, khám phá các khẩu vị mới và làm phong phú hơn nguồn dinh dưỡng từ thức ăn mang lại.

Lúc này, mẹ vẫn áp dụng công thức nấu bột ăn dặm như trên, tuy nhiên, tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể thêm từ 10 đến 20gr thịt, cá, trứng hay tôm vào bột ăn dặm kết hợp với nhiều loại rau củ, quả để tạo ra những hương vị thơm ngon.

Lưu ý: Khi nấu bột ăn dặm vị mặn cho bé, mẹ nên chú ý:

  • Xay nhuyễn và nấu chín mềm thịt, cá, tôm… các loại.
  • Nấu bột đặc dần và gia tăng dần độ lợn cợn cho bé.
  • Mài nhỏ rau củ thay vì nghiền hoặc xay nhuyễn.

Điểm chung của cả 2 cách nấu bột ăn dặm trên là nguyên liệu rất đơn giản và cách thực hiện vô cùng dễ nên mẹ không cần tốn nhiều công sức và thời gian mà chỉ cần thay đổi nguyên liệu theo nhu cầu của bé.

Cách nấu ăn dặm cho bé đúng chuẩn 7

Hầu hết các công thức nấu đồ ăn dặm cho bé vô cùng đơn giản, dễ thực hiện (Ảnh minh họa).

Một số nguyên tắc khi nấu ăn dặm cho bé

Một số nguyên tắc quan trọng mẹ cần ghi nhớ khi cho bé ăn dặm:

  • Độ tuổi thích hợp nhất cho bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Việc ăn dặm quá sớm hay quá trễ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Ngoài việc ăn dặm mẹ vẫn phải cung cấp cho bé từ 600-800ml sữa mỗi ngày.
  • Với cách nấu ăn dặm cho bé như trên, mẹ tuyệt đối không nêm nếm thêm bất cứ gia vị nào vào đồ ăn dặm của bé vì trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé nên làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ. Trong khi đó việc nêm nêm gia vị vào thức ăn của bé cũng có thể gây hại cho thận.
  • Khi mới ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện. Vì vậy, bé cần được cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, từ thực vật đến động vật, từ một loại đến nhiều loại.
  • Khi cho bé ăn dặm mẹ cần kiên nhẫn, cho bé ăn từ từ từng ít một. Không nên vì quá nôn nóng mà bắt ép bé phải cố ăn dẫn đến tâm lý sợ hãi việc ăn uống.
Tags:

Bài viết liên quan