Mẹ&Con - Nhà có con nhỏ, đồng nghĩa với việc bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ xảy ra “vết thương” do sự nghịch ngợm, hiếu động của các bé. Ngay cả người lớn cũng nhiều khi bất cẩn để xảy ra những trầy xước, thương tích. Trị vết muỗi đốt Cẩn thận vết cắt da Đúng và sai trong vệ sinh da cho trẻ nhỏ

Vì vậy, việc nắm rõ cách thức xử lý, chăm sóc vết thương, hạn chế tối thiểu những biến chứng nguy hiểm xảy ra như nhiễm trùng, để lại sẹo xấu,… là những điều tiên quyết mà bất kỳ ai nào cũng cần nắm rõ.

Lau rửa vết thương

Vết thương rách da thường dễ bị nhiễm bẩn do bụi đất, cát do vậy chăm sóc đầu tiên là làm sạch vết thương. Trước khi chăm sóc vết thương nên rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh lây nhiễm thêm.

cach-don-gian-xu-ly-cham-soc-vet-thuong-tai-nha

Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Dùng dụng cụ y tế hoặc dùng nhíp rửa sạch gắp các mảnh bẩn ra. Sau đó, lau khô vết thương bằng gạc sạch. Sát trùng vết thương và quanh vết thương bằng một số dung dịch i-ốt hữu cơ có bán ở nhà thuốc để loại bỏ vi khuẩn. Thay băng và lau rửa vết thương bằng dung dịch i-ốt hữu cơ ngày 1 lần cho đến khi vết thương liền sẹo.

Cầm máu

Đây là kỹ năng xử lý cấp cứu rất quan trọng, vì nếu cứ để mất máu nhiều, người bị thương sẽ bị sốc nặng. Có những cách xử lý cầm máu như bên dưới, tùy tình huống để bạn chọn cách phù hợp nhất:

– Băng kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng tương đối chặt, tốt nhất là dùng băng thun, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Đây là phương pháp cầm máu cơ bản có thể áp dụng cho mọi vết thương mà không sợ các tai biến.

cach-don-gian-xu-ly-cham-soc-vet-thuong-tai-nha

– Nếu vết thương do vật nhọn đâm vào, trước tiên, lấy vật nhọn ra. Nếu sau năm phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, bạn phải cầm máu bằng cách dùng một chiếc khăn cotton sạch băng kín vết thương (vết rách). Ấn và giữ chiếc khăn thật chặt ngay vị trí đang bị chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy hẳn. Bạn cũng có thể đặt vùng bị thương lên cao hơn vị trí của tim, theo hướng đối diện với dòng máu chảy. Điều này cũng giúp cầm máu hiệu quả.

– Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

– Với vết thương nhỏ, có thể đắp bột cà phê nguyên chất lên vết thương ba lần mỗi ngày. Cà phê vừa có công dụng khử trùng, kháng khuẩn, lại vừa cầm máu rất hiệu nghiệm. Hoặc có thể giã nát củ nghệ tươi, đắp vết thương thường xuyên hàng ngày. Không chỉ giúp cầm máu hiệu quả, nghệ còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình liền da, không để lại sẹo.

Vết thương mưng mủ

Một vết thương bị mưng mủ thường gây đau và sưng tấy, nhiễm trùng thường kéo dài 2-3 ngày, bạn cần đến bác sĩ để khám bệnh và có những biện pháp chữa trị trừ phi đó là những vết thương nhỏ. Để xử lý vết thương mưng mủ tại nhà, bạn có thể sử dụng những cách sau:

cach-don-gian-xu-ly-cham-soc-vet-thuong-tai-nha

– Dùng một ít hành tím băm nhuyễn, trộn với chút xíu mật ong rồi đắp lên chỗ đang bị đau hoặc có mủ. Dùng băng gạc băng kín vết thương đang được đắp hành trong khoảng một giờ rồi tháo bỏ. Lặp lại việc này vài lần trong ngày để vết thương nhanh rút mủ và bớt đau dần.

– Nấu nước lá bàng đổ vào chậu rồi ngâm vết thương vào, tanin trong lá bàng sẽ kéo mủ ra ngoài chậu, để lại những vết loét rất sạch, kết hợp với bôi thuốc mỡ cho đến khi vết thương khô lại và lành sẹo.

Tags:

Bài viết liên quan