Nếu bạn cảm thấy chán nản với công việc mình đang làm, cộng thêm tâm trạng thường xuyên buồn bã, lo lắng, mất động lực, khó tập trung, khóc lóc không rõ nguyên nhân và chán nản chỉ là một phần nhỏ về những điều bạn có thể cảm thấy nếu đang mắc chứng trầm cảm trong công việc.
Để tìm hiểu kỹ hơn về trầm cảm trong công việc và cách làm thế nào để khắc phục mời bạn đọc hết bài viết này nhé!
Trầm cảm trong công việc là gì?
Bản chất của một công việc có thể không gây ra chứng trầm cảm cho chúng ta, nhưng môi trường làm việc có thể là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng trầm cảm trầm trọng. Bất kỳ nơi làm việc hoặc công việc nào cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn hoặc là yếu tố góp phần gây ra trầm cảm tùy thuộc vào mức độ căng thẳng và sự hỗ trợ sẵn có tại nơi làm việc.
Một môi trường làm việc tiêu cực có thể dẫn đến sụt giảm sức khỏe tinh thần và thể chất, mất năng suất làm việc, hoặc có thể tăng khả năng sử dụng chất kích thích của nhân viên. Trầm cảm là một tình trạng phức tạp với những biểu hiện đa dạng về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và tất cả mọi người, và nhiều yếu tố liên quan đến công việc và không liên quan đến công việc có thể xuất hiện khi chúng ta cho rằng ai đó đang vật lộn với chứng trầm cảm tại nơi làm việc. Đối với bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác, thì nhận thức và phát hiện sớm bản thân là mắc chứng trầm cảm là chìa khóa để chữa trị.
Các dấu hiệu của chứng trầm cảm trong công việc
Các dấu hiệu của trầm cảm tại nơi làm việc tương tự như các triệu chứng trầm cảm nói chung. Một số dấu hiệu phổ biến hơn của chứng chán nản công việc bao gồm:
- Mức độ lo lắng tăng, đặc biệt là đầu óc thường xuyên nghĩ đến công việc hoặc các vấn đề xảy ra ở công sở
- Có cảm giác luôn buồn chán và tự mãn về công việc của bạn
- Năng lượng luôn ở mức thấp dai dẳng hoặc kéo dài và thiếu động lực để làm mọi việc
- Mất hứng thú với các nhiệm vụ tại nơi làm việc, đặc biệt là những nhiệm vụ mà trước đây bạn thấy thú vị và hoàn thành chúng một cách nhanh chóng
- Cảm giác tuyệt vọng, bất lực, vô giá trị hoặc cảm giác tội lỗi ngập tràn
- Không có khả năng tập trung hoặc chú ý vào các nhiệm vụ công việc và khó lưu giữ hoặc ghi nhớ mọi thứ, đặc biệt là thông tin mới
- Mắc nhiều lỗi trong công việc hàng ngày
- Tăng hoặc giảm cân nặng hoặc thèm ăn
- Thể chất như đau đầu, mệt mỏi và đau bụng
- Thường xuyên vắng mặt, nghỉ làm, đi trễ về sớm
- Khả năng ra quyết định bị suy giảm
- Cáu kỉnh, thường hay tức giận và khả năng chịu đựng thất vọng kém
- Khóc lóc hoặc chảy nước mắt tại nơi làm việc, có hoặc không có bất kỳ tác nhân rõ ràng nào
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều (như chợp mắt trong giờ làm việc bình thường)
Nếu bạn giỏi che giấu hoặc cải thiện chúng, đồng nghiệp có thể không nhìn thấy những dấu hiệu của sự chán nản trong công việc. Nhưng có một số triệu chứng mà họ có thể dễ nhận thấy hơn. Đây là một số dấu hiệu phổ biến của chứng chán nản trong công việc mà những người xung quanh chúng ta dễ dàng nhận ra:
- Rút lui khỏi các hoạt động chung hoặc cách ly khỏi những người khác
- Bản thân không còn chăm chút hoặc thay đổi đáng kể về ngoại hình
- Đến muộn tại nơi làm việc, bỏ lỡ các cuộc họp hoặc thường hay vắng mặt
- Có vẻ thờ ơ, hay quên, tách rời và không quan tâm đến mọi thứ
- Xuất hiện mệt mỏi trong hầu hết hoặc một phần trong ngày (có thể chợp mắt vào buổi chiều tại nơi làm việc)
- Cáu kỉnh, tức giận, cảm thấy quá tải hoặc rất xúc động trong các cuộc trò chuyện (có thể bắt đầu khóc đột ngột hoặc rơi nước mắt vì những điều nhỏ nhặt)
- Thiếu tự tin khi thực hiện nhiệm vụ
Bạn có thể làm gì xóa bỏ trầm cảm trong khi làm việc?
Những lời khuyên dưới đây chỉ mang tính chất giải tỏa căng thẳng tạm thời. Nếu như trong lúc làm việc, bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, chán chường, hãy lập tức chuyển sang trạng thái thư giãn, buông lỏng suy nghĩ và cơ thể, hoặc tiếp nhận các tin tức mang tính chất giải trí. Bạn cũng có thể thưởng thức một món đồ uống yêu thích để não bộ tiết ra hormone hạnh phúc để đẩy lùi dần sự bí bách.
- Tạm rời xa bàn làm việc hoặc văn phòng của bạn 10 phút.
- Nghỉ trưa và ra ngoài trời.
- Đi bộ nhanh trong thời gian giải lao – ngay cả khi ở trong nhà, tập thể dục có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tinh thần.
- Hãy dành một ngày cho sức khỏe tinh thần.
- Thực hành một vài phút thiền chánh niệm.
- Kết hợp các bài tập thở sâu vào một ngày của bạn.
- Nói không với một điều nhỏ cho phép bạn trải qua ít căng thẳng hơn trong ngày.
- Dừng lại công việc đang làm và xem các video giải trí, vui nhộn.
Để trị dút điểm chứng trầm cảm, chúng ta cần có thời gian dài và sự kiên nhẫn từ người bệnh cũng như những người chịu trách nhiệm trực tiếp điều trị. Bạn không thể làm ngơ khi bản thân có các dấu hiệu tâm lý bất ổn này. Vì lâu dần nó sẽ tích tụ bên trong và biến thành chứng trầm cảm nghiêm trọng, không chỉ trong công việc mà còn trong các khía cạnh khác trong cuộc sống, dễ dàng để lại vết sẹo tâm lý sâu, khó lành bên trong tâm hồn của bạn. Quan tâm, yêu thương bản thân mình, kịp thời nhận ra những điểm bất thường để tự mình chữa trị hoặc tìm các bác sĩ trị liệu tâm lý bạn nhé!
Lời kết
Trải qua các triệu chứng trầm cảm khi đang làm việc có thể khiến bạn cảm thấy quá tải. Nhận biết các dấu hiệu như lo lắng, khóc lóc, buồn chán và thiếu quan tâm là bước đầu tiên để nhận được sự giúp đỡ. Nếu bạn lo lắng về sự chán nản trong công việc, hãy cân nhắc liên hệ với cấp trên hoặc bộ phận nhân sự của bạn. Họ có thể giúp bạn tìm một cố vấn thông qua chương trình hỗ trợ nhân viên. Bạn cũng có thể tìm cách điều trị thông qua một nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học. Hãy nhớ rằng, bạn không đơn độc trong bất kì chặng đường nào của cuộc đời. Chính những thử thách là ngọn lửa trui rèn chúng ta trưởng thành hơn sau này.