Mẹ&Con - Đây là thông tin được BS CKII Trần Nguyên Hà - Trưởng khoa Nội 4, BV Ung Bướu TP.HCM cho biết tại chương trình Trò chuyện với thầy thuốc, do Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP.HCM tổ chức tuần qua. Ngăn chặn ung thư vú bằng thực phẩm Thay đổi lối sống để phòng ung thư vú Từ bỏ khoai tây chiên, bim bim vì sợ ung thư

 Tại đây, ngoài cung cấp những thông tin chung về căn bệnh ung thư đại trực tràng (UTĐTT), BS Trần Nguyên Hà còn tư vấn cụ thể cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh trong quá trình điều trị hóa chất và thuốc sinh học.

Bị ung thư vì có chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh UTĐTT gồm cả yếu tố môi trường và gene. Biểu hiện của gene có thể là đa polyp tuyến gia đình (có nhiều polyp trong lòng đại tràng) hoặc hội chứng Lynch (ung thư đại tràng di truyền không polyp). Một chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng, ít chất xơ, nhiều carbohydrate (có nhiều trong thực phẩm đã chế biến), nhiều thịt đỏ, ít vitamin A, C, E cũng là nguyên nhân chủ yếu sinh bệnh. Dưới tác động của môi trường và gene, niêm mạc bình thường bị biến đổi thành polyp tiền ung thư, qua nhiều năm diễn tiến thành ung thư thật sự.

cac-yeu-to-gia-dinh-co-nguy-co-gay-ra-20-ung-thu-dai-truc-trang

Chấm màu đỏ trong lòng đại tràng là tế bào ung thư

cac-yeu-to-gia-dinh-co-nguy-co-gay-ra-20-ung-thu-dai-truc-trang

Trong mặt cắt cho thấy có nhiều polyp trong lòng đại tràng

 

Không may là UTĐTT không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm. Triệu chứng phát triển âm thầm và có thể xuất hiện nhiều tháng, đôi khi nhiều năm, trước khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện có thể nghĩ đến căn bệnh này như: Mệt mỏi, yếu sức, thiếu máu thiếu sắt (nếu là ung thư đại tràng phải); Máu ẩn trong phân, thay đổi thói quen đại tiện, đau quặn hoặc cảm thấy khó chịu ở ¼ bên trái bụng dưới (nếu là ung thư đại tràng trái).

UTĐTT bắt nguồn từ cục nhỏ trong vách ruột và tăng sinh dần lên, di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Tỉ lệ và thời gian sống của người bệnh tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện. Ở giai đoạn sớm, đến 90% bệnh nhân sống 5 năm; nhưng ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ này chỉ khoảng 12%.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư thế giới (Globocan), năm 2008, trong 663.904 nam mắc bệnh UTĐTT có đến 320.397 người tử vong; tỉ lệ này ở nữ là 571.204 – 288.654.

cac-yeu-to-gia-dinh-co-nguy-co-gay-ra-20-ung-thu-dai-truc-trang

Từ một cục nhỏ trong vách ruột, tế bào ung thư tăng sinh dần lên

Để chẩn đoán đúng bệnh đòi hỏi phải trải qua nhiều bước. Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để tìm hiểu bệnh sử, tiền căn gia đình, khám thực thể. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định tình trạng thiếu máu thiếu sắt, rối loạn chuyển hóa, bất thường chức năng gan, tăng nồng độ carcinoembryonic antigen (CEA); nội soi đại tràng; chụp CT cản quang toàn thân. Khi xác định bệnh nhân bị UTĐTT, việc điều trị sẽ bao gồm 4 giai đoạn: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, hóa – sinh học.

cac-yeu-to-gia-dinh-co-nguy-co-gay-ra-20-ung-thu-dai-truc-trang

Nội soi đại trực tràng và lấy mẫu sinh thiết

Kiểm soát tác dụng phụ khi điều trị

Trong quá trình hóa trị (bằng hóa chất hoặc các chế phẩm sinh học), người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nếu biết rõ, người bệnh sẽ chủ động trong việc kiểm soát và biết cách chăm sóc cho bản thân (hoặc hỗ trợ cho người nhà của bạn) khỏe mạnh hơn để vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.

Hóa trị có thể làm giảm số lượng các tế bào máu bình thường trong cơ thể, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Trong quá trình thực hiện hóa trị, người bệnh có thể có nguy cơ thiếu máu do giảm hồng cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu và dễ bị chảy máu do giảm tiểu cầu. Vì vậy, nếu cảm thấy cơ thể yếu, dễ mệt, chóng mặt, lạnh và khó thở, nguồi bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng đang điều trị và chăm sóc cho mình để được kiểm tra và xử trí thích hợp.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần thường xuyên rửa tay; hạn chế tiếp xúc với người đang có các bệnh nhiễm trùng; theo dõi nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn tế bào máu giảm thấp nhất, vì điều này có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng ngay khi mới bắt đầu.

Khi tiểu cầu giảm, cơ thể sẽ khó tạo cục máu đông nếu có vết thương. Vì vậy, bạn cần chú ý tránh sử dụng các dụng cụ nhọn hay sắc bén (dao, kéo…) Nên dùng máy cạo râu thay vì dùng lưỡi dao cạo. Hạn chế tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động có thể gây ra vết bầm da.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: nhiễm trùng, như sốt từ 38°C trở lên, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, ho, đau họng hoặc đau; đau ngực hoặc khó thở; chảy máu không cầm được; nôn hoặc tiêu chảy kéo dài; không ăn – uống được suốt 24 giờ trở lên… thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Hóa trị cũng ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa gây đau miệng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế những tác động này đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, cần vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn với bàn chải răng mềm, súc miệng với nước muối pha loãng; không sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày; nên ăn chậm và không dùng thức ăn quá nóng hay quá lạnh; dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ; để tránh táo bón, nên chọn món ăn giàu chất xơ như rau, trái cây và gạo lức; khi có tiêu chảy, nên uống nhiều nước và nên chọn loại thức ăn dễ tiêu.

Hóa trị cũng ảnh hưởng đến da và tóc như làm da khô, tóc rụng

Để làm giảm các triệu chứng trên da và tóc, người bệnh nên: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên; giữ ẩm cho môi với loại son môi thích hợp; cắt tóc ngắn; sử dụng tóc giả, đội nón hoặc dùng khăn choàng; dùng túi chườm mát lòng bàn tay, bàn chân; dùng khăn mềm để lau tay; dử dụng các loại kem tạo độ ẩm cho tay/chân; mang giày/dép thông thoáng và không quá chặt.

Người bệnh cũng không nên tiếp xúc lâu với nước nóng, ánh nắng mặt trời. Không tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa hay thực hiện các hoạt động tạo áp lực lên tay/chân với thời gian dài như đi bộ nhiều, sử dụng các dụng cụ cần dùng sức…

Tags:

Bài viết liên quan