Mẹ&Con - Việc chăm sóc dây rốn cho bé phải đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn. Dưới đây Mẹ&Con hướng dẫn các mẹ các bước chăm sóc dây rốn cho bé đúng cách.

Khi nào thì dây rốn rụng?

Thông thường gốc dây rốn sẽ rụng trong vòng từ 7-21 ngày, sau khi rụng sẽ để lại một vết thương có một chút máu dính trên tã. Đôi khi là một chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng và những u hạt ở rốn. Đây là những dấu hiệu bình thường, vài tuần sau đó vết thương tự khô và lành, những u hạt rốn sẽ tự biến mất.

Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách 6Dây rốn của bé sẽ khô và rụng sau từ 7-21 ngày sau sinh

Tuy nhiên để tránh viêm nhiễm khi dậy rốn rụng mẹ cũng phải chú ý chăm sóc cẩn thận, tránh để nước tiểu hoắc nước bẩn bắn vào.

Cách chăm sóc dây rốn cho bé đúng cách

– Giữ dây rốn của bé luôn khô sạch, khi quấn tã nên quấn phía dưới gốc dây rốn để tạo không khí thoáng mát giúp dây rốn mau khô và mau rụng. Tốt nhất mẹ nên dùng loại bỉm dành cho bé sơ sinh, vì loại bỉm này được thiết kế nằm ở bên dưới cuống rốn sẽ tốt cho dây rốn của bé hơn.

– Không cho nước tiểu bắn vào dây rốn của bé

Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách 7Không dùng cồn để vệ sinh rốn cho bé

– Khi tắm mẹ nên dùng bông tắm bọt biển lau người bé không nên cho bé ngâm mình vào bồn tắm. Vì khi bị dính nước cuống rốn sẽ bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm cuống rốn.

– Khi tắm nên dùng băng gạc y tế để băng rốn bé lại tránh bị nước và sữa tắm bắn vào.

– Không nên băng kín cuống rốn của bé cả ngày mà chỉ nên băng lúc cho bé ra ngoài, tắm, vệ sinh. Vì băng cả ngày dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm nấm phát triển làm tổn thương cuống rốn của bé.

– Vào những ngày nắng nóng, nên hạn chế quấn tã, khăn vào người bé, chỉ nên mặc quần áo và tã mỏng, quấn hờ vào bụng bé mà thôi. Không nên quấn chặt cuống rốn của bé để tránh ra mồ hôi, gây ẩm ướt cuống rốn, dẫn đến lâu lành.

– Không cho bé mặc quần áo bó sát vì sẽ khiến dây rốn bị bịt kín, thiếu không khí, sẽ lâu khô hơn.

– Không dùng tay để kéo cuống rốn ngay cả khi dây rốn chỉ còn bám dính một phần nhỏ vào gốc rốn. Việc làm này dễ gây chảy máu, tổn thương vùng cuống rốn của bé.

– Không dùng cồn để làm sạch dây rốn. Vì các nhà khoa học đã chứng minh cồn có thể gây hại cho bé. Mà nên dùng dung dịch sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ, để vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày.

Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm trùng cuống rốn

Chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách 8Khi rốn có mùi hôi, cháy mủ là bé đã bị nhiễm trùng

– Bé khóc khi bạn chạm vào dây rốn hoặc vùng da bên cạnh

– Vùng da xung quanh dây rốn xuất hiện màu đỏ

– Phần cuống rốn có mùi hôi và có màu hơi vàng

– Ngoài ra nếu cuống rốn của bé có dấu hiệu chảy máu liên tục thì nên đưa cháu đi bệnh viện để được can thiệp sớm.

Theo baybycenter

Tags:

Bài viết liên quan