Mẹ và Con - Mức độ nguy hiểm của Covid-19 sau khi hết bệnh vẫn còn rất cao. Vì vậy các bài tập thở đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn khôi phục sức khỏe tổng thể. Vì thế, hãy chăm chỉ luyện tập, bạn nhé!

Các bài tập thở có thể giúp phổi của bạn hoạt động hiệu quả hơn và có lợi cho việc giảm tác động của các triệu chứng khi nhiễm Covid-19 không chỉ trong khi nhiễm mà còn trước và sau đó. Tình trạng hậu Covid hiện nay cũng là một vấn đề nóng hổi khiến giới khoa học đau đầu, khi những ca tử vong sau khi hết bệnh bắt đầu xuất hiện và ghi nhận. Điều đó cũng có nghĩa là mức độ nguy hiểm của Covid-19 sau khi hết bệnh vẫn còn rất cao.

Vì vậy, các bài tập thở đóng vai trò quan trọng không thể bỏ qua, mà phải thường xuyên luyện tập. Chúng cũng hữu ích để giảm bớt căng thẳng mà bạn có thể đang cảm thấy trong đại dịch này.

bài tập thở

Lợi ích của bài tập thở

Ngoài việc giúp phổi của bạn hoạt động hiệu quả hơn, các bài tập thở có khả năng giúp bạn đối phó với tác động thể chất và tinh thần của căng thẳng, cũng như tăng cường thư giãn.

Theo một đánh giá năm 2018, có bằng chứng cho thấy kỹ thuật thở chậm ảnh hưởng đến hệ thần kinh phó giao cảm, có thể thúc đẩy phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của chúng ta trong thời gian căng thẳng và giúp chúng ta bình tĩnh hơn, giảm lo lắng, trầm cảm, tức giận.

Một nghiên cứu khác từ 2017 đã xem xét cách thở bằng cơ hoành (là một cách khác để mô tả các bài tập thở sâu), phát hiện ra rằng nó có khả năng cải thiện hiệu suất nhận thức và giảm tác động của căng thẳng.

Bài tập thở giúp gì bệnh nhân nhiễm COVID-19?

Như chúng ta đã biết, Covid-19 có các triệu chứng được biểu hiện khác nhau ở những người khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy khi bị viêm phổi và đường hô hấp là những triệu chứng phổ biến gây khó thở từ nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Khi nhiễm virus, phổi sẽ bị lắp đầy chất lỏng và chất nhầy, khiến bạn càng khó thở và lấy oxy từ bên ngoài. Nếu bạn bị một tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn từ trung bình đến nặng, bạn có thể đã bị giảm dung tích phổi và khó thở. Khi nhiễm Covid-19 thì triệu chứng càng trở nặng hơn nữa. Do Covid-19 ảnh hưởng đến toàn bộ đường hô hấp, tiếp tục cản trở luồng không khí. Nó có thể kích hoạt các cơn hen suyễn và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Do đó các bài tập thở sâu để làm sạch phổi và tăng cường chức năng phổi đặc biệt đem đến lợi ích cho những người mắc các bệnh nền này.

Những cách khác mà hít thở sâu có thể hữu ích, bao gồm: đưa oxy vào sâu trong phổi, giúp thông đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy và các chất lỏng khác, củng cố cơ hoành, một cơ hô hấp chính nằm dưới phổi, ăng dung tích phổi bằng cách đưa oxy rất cần thiết vào máu của bạn, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, có thể có lợi cho việc đối phó với bệnh tật lâu dài và phục hồi.

3 bài tập thở hữu ích khi nhiễm COVID-19

Thở kết hợp bụng và cơ hoành

bài tập thở

Bạn có thể thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc nằm. Những việc bạn cần làm là thư giãn cơ mặt, cổ, hàm và vai. Tiếp theo đặt đầu lưỡi của bạn sau răng cửa trên, giữ thẳng lưng rồi nhắm mắt lại. Hít thở bình thường trong vài phút. Sau đó đặt một tay lên ngực và một tay ở bụng dưới. Tiếp tục hít thở sâu bằng mũi, cảm thấy lồng ngực và xương sườn nở ra khi hít vào. Hít vào bụng của bạn phình ra, thở ra, cảm thấy bụng nhẹ nhàng co vào trong. Hít thở chậm và sâu theo cách này từ 9 đến 10 lần.

Thở cơ hoành (yawn to smile)

Bài tập thở này mở ra các cơ ở ngực, cho phép cơ hoành mở rộng hoàn toàn. Nó cũng tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cơ vai.

Để thực hiện, bạn ngồi thẳng lưng với tư thế thẳng. Duỗi cánh tay lên đến chiều cao bằng vai. Bạn sẽ cảm thấy các cơ ở lưng căng ra. Trong khi cánh tay của bạn ngang vai, hãy mở rộng miệng như thể bạn đang ngáp. Đưa cánh tay trở lại để đặt trên đùi trong khi chuyển cái ngáp của bạn thành một nụ cười.

Thở bụng

Ngồi thẳng lưng và hít thở sâu, đặt mỗi tay lên hai bên bụng dưới của bạn. Giữ môi của bạn khép lại và nhẹ nhàng đặt lưỡi lên vòm miệng. Hít thở sâu và chậm bằng mũi, giữ cho môi khép lại. Cho phép các ngón tay của bạn dang rộng trên bụng khi bụng phình ra. Giữ vai được thư giãn. Khi phổi cảm thấy đầy, hãy thở ra trong khi ngân nga tiếng “Uhmmm”, lúc này đảm bảo giữ cho đôi môi của bạn chúm lại, khi thở ra thì bụng xẹp xuống (cảm nhận tay ở bụng đi xuống), sau đó tiếp tục lặp lại trong vài nhịp thở.

Hầu hết những người nhiễm SARS-CoV-2 đều hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Các trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng có thể mất một tháng hoặc lâu hơn. Các bài tập thở làm sâu từng nhịp thở, cải thiện quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi. Điều này có thể giúp cải thiện dung tích phổi. Các bài tập thở có thể tạo ra cảm giác bình tĩnh – một phần quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang tập các bài tập thở để giúp phục hồi, đừng vội vàng. Bạn có thể phải bắt đầu từ từ và lặp lại nhiều lần trong quá trình chữa bệnh. Phổi của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu được tập luyện mỗi ngày. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.