Mẹ và Con - Bạn thường xuyên lâm vào tình trạng không thể mở mắt nỗi sau bữa ăn? Liệu buồn ngủ sau khi ăn có là bình thường hay tiềm ẩn những nguy cơ nào đó cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây của Mẹ và Con nhé!

Cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Nhưng đã khi nào bạn thắc mắc về lý do tại sao “căng da bụng chùng da mắt” hay chưa? Trong bài viết này, Mẹ và Con sẽ đưa ra nguyên nhân và lý giải vì sao chúng ta thường buồn ngủ sau khi ăn nhé!

buồn ngủ sau khi ăn

7 Lý do buồn ngủ sau khi ăn

1. Uống rượu trong khi ăn

Uống rượu trong khi ăn có thể là tác nhân dẫn đến buồn ngủ sau bữa ăn của bạn. Có thể nói rượu là thuốc an thần, có nghĩa là nó có thể khiến bạn cảm thấy năng lượng của mình giảm xuống khá thấp. Cụ thể hơn thì rượu đàn áp hệ thống thần kinh trung ương, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Ngược lại, nếu uống rượu trong khi chuẩn bị đi ngủ thì nó lại có tác dụng ngược lại, nó kích thích hệ thần trung ương hoạt động mạnh và phá vỡ chu kỳ giấc ngủ của bạn. Vì vậy đây cũng là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn.

2. Bữa ăn của bạn có nhiều chất béo và carbs

buồn ngủ sau khi ăn

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và carbs có thể đem đến hương vị tuyệt hảo cho bữa ăn, nhưng nó cũng chính là thủ phạm khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi sau khi ăn. Bởi vì khi cơ thể hấp thụ một lượng quá nhiều chất béo và carbs cùng một lúc thì sẽ tiết hormone Cholecystokinin, được giải phóng từ ruột non, để xử lý chất béo và carbs. Nói cách khác, cơ thể phải làm việc cật lực hơn để xử lý các loại thực phẩm khó tiêu hóa.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa sự gia tăng hormone Cholecystokinin sau khi ăn một bữa ăn nhiều chất béo, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy buồn ngủ vài giờ sau đó.

Ngoài ra, khi bạn ăn uống trên thực phẩm giàu carbs, như thịt đỏ hoặc đồ ngọt có đường, cơ thể bạn có thể giải phóng cytokine, các tác nhân giúp các tế bào miễn dịch của bạn giao tiếp với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức cytokine tiết ra cao hơn sau bữa ăn có liên quan đến việc buồn ngủ sau khi ăn.

3. Một số hormone gây buồn ngủ khi ăn thức ăn có tryptophan

Khi thực phẩm giàu tryptophan được ăn với số lượng lớn trong một bữa ăn, đặc biệt là với các thực phẩm giàu carbohydrat, cũng khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn.

Tryptophan thường được tìm thấy ở các loại thực phẩm như gà, sữa, bánh mì, sô cô la, cá ngừ đóng hộp, phô mai cheddar, đậu phộng, yến mạch… Khi nạp vào cơ thể các món này, axit amint trong thực phẩm giúp cơ thể bạn tạo ra hormone gây thư giãn serotonin và melatonin. Vì điều này, thậm chí còn được nghiên cứu là một phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ, giúp những người mất ngủ ngủ ngon và sâu hơn sau khi ăn.

4. Ăn một bữa trưa lớn

Đôi khi, cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn  liên quan đến việc bạn ăn khối lượng thực phẩm mà bạn đã ăn thay vì những loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Lý do rất đơn giản vì bữa ăn càng lớn, cần nhiều năng lượng hơn để cơ thể bạn tiêu hóa. Tất cả cơ quan nội tạng phải tập trung phân giải, cắt lát và tiêu hóa thức ăn cần một lượng lớn năng lượng; do đó mà bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy hãy cố gắng ăn uống lành mạnh và hợp lý bạn nhé!

5. Chứng không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm, hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, gia vị nhất định nào đó, làm cho bạn cảm thấy không thoải mái khi ăn, hoặc gặp phải các tình trạng khác bị chuột rút dạ dày hoặc tiêu chảy. Khi ăn phải các thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc cơ thể không thể dung nạp làm bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn.

6. Có thể caffein ảnh hưởng tâm trạng sau khi ăn của bạn

buồn ngủ sau khi ăn

Caffein chỉ giữ cho bạn tỉnh táo trong một khoảng thời gian nhất định khoảng 3 – 5 tiếng sau khi uống. Vì vậy, trong khoảng 8 giờ tiếp theo cơ thể bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì hệ thần kinh đã được kích thích để hoạt động liên tục. Cùng với đó, khi ăn vào, năng lượng cơ thể tập trung cho quá trình tiêu hóa nên lập tức làm cho bạn buồn ngủ sau khi ăn.

7. Bạn có thể đang có một tình trạng sức khỏe tìm ẩn nào đó

Nếu bạn đã loại trừ tất cả các lý do trên mà vẫn liên tục mệt mỏi sau khi ăn, có thể là do tình trạng nào đó không ổn định trong cơ thể. Nếu cảm thấy đặc biệt nghiêm trọng, hãy trò chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Ngoài ra, thiếu máu, mất cân bằng nội tiết tố, nhạy cảm với insulin hoặc hội chứng vô căn sau bữa ăn seciopathic (IPS) có thể là các nguyên nhân tiềm ẩn cần đặc biệt chú ý.

Vô căn sau ăn có các triệu chứng giống như hạ đường huyết, nhưng chúng thường ít nghiêm trọng hơn, cùng với đó mức độ glucose bình thường giảm quá nhanh sau khi ăn. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể cho chứng bệnh này. Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện như vậy, bạn cũng cần theo dõi và thăm khám thường xuyên.

Hy vọng với 7 nguyên nhân buồn ngủ sau khi ăn, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong hành trình xây dựng lối sống lành mạnh của mình. Mẹ và Con chúc bạn có nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống. 

Bài viết liên quan