Mẹ&Con – Giúp trẻ làm quen với thức ăn đặc là bước rất quan trọng để dạy trẻ học ăn, giúp răng và hàm của trẻ phát triển.Tạo điều kiện cho trẻ khỏe mạnh và lớn khôn.
Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn đặc?
Trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc (khác với sữa công thức hoặc sữa mẹ) khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Để bổ sung thức ăn đặc cho trẻ, trẻ phải có một sự cứng cáp nhất định biểu hiện qua:
- Có thể ngồi thẳng dậy và kiểm soát được đầu và cổ với sự hỗ trợ.
- Tỏ ra hứng thú với đồ ăn.
- Không có phản xạ phun ra (hoặc đẩy lưỡi) khi có vật chạm đến miệng.
Thức ăn đặc cho trẻ bao gồm những gì?
Đối với thực phẩm đầu tiên của trẻ, chỉ sử dụng một thành phần thực phẩm (chẳng hạn như ngũ cốc gạo). Tránh các loại thực phẩm có các chất phụ gia như muối hoặc đường.
Không được ngưng cho bú sữa mẹ hoặc ngưng sữa công thức, 90% các chất dinh dưỡng quan trọng của trẻ đến từ các nguồn này. Các loại thức ăn đặc, cho đến bây giờ, chỉ là để giúp bé học cách để ăn.
Đối với trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi
Gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt thường được sử dụng làm thức ăn đầu tiên của trẻ, vì nó dễ tiêu hóa.
Ngũ cốc (và các thực phẩm khác) nên được trộn lẫn đến mức độ đồng nhất như sữa (một chất lỏng hơi đặc) và được cho ăn bằng thìa.
Sau khi thử nghiệm nhiều ngũ cốc, phụ huynh có thể cho trẻ ăn các loại rau và hoa quả nghiền như bí, chuối, khoai tây và táo xay nhuyễn.
Cuối cùng, thêm thịt xay nhuyễn và các loại protein.
Đối với trẻ từ 8 – 10 tháng tuổi
Tại thời điểm này, trẻ đang phát triển các kỹ năng mới như ngồi mà không cần sự trợ giúp của phụ huynh, nắm thả các vật dụng. Trẻ có thể cầm nắm thức ăn cho vào trong miệng mà không mắc nghẹn như: mẫu bánh quy nhỏ hay ngũ cốc khô…
Thức ăn đặc cho trẻ như rau củ, trái cây phải được cắt nhỏ; thịt phải nấu chín và xay nhuyễn; các loại thực phẩm như bánh quy, ngũ cốc khô nên chọn loại dễ dàng hòa tan trong nước.
Đối với trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi
Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể tự ăn. Hãy chắc chắn rằng thức ăn đặc cho trẻ đã được cắt nhỏ.
Đa dạng là chìa khóa. Chế độ ăn uống của trẻ lúc này bao gồm nhiều mùi vị mới với đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Những loại thực phẩm nên tránh trong năm đầu tiên
- Không được dùng các loại thực phẩm như các loại hạt, nho, cà rốt tươi, nho khô, bắp rang, và xúc xích. Vì khiến trẻ dễ bị nghẹt thở.
- Tránh mật ong, vì nó có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh, một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây ra yếu cơ và các vấn đề về hô hấp.
Những lưu ý phụ huynh cần nhớ
- Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh trẻ ăn thức ăn đặc càng sớm càng tốt.
- Có những rủi ro có thể xảy ra khi đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn uống của trẻ nếu trẻ không sẵn sàng. Chẳng hạn như vô tình hít thức ăn vào phổi, và phát triển các bệnh dị ứng, bệnh chàm và hen suyễn…