Bác sĩ khuyến cáo nên đặc biệt lưu ý bổ sung axit folic khi mang thai vì nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì chất dinh dưỡng đối với sức khỏe mẹ bầu và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Tại sao phải bổ sung axit folic khi mang thai?
Axit folic là dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, một chất cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày nhằm tham gia vào quá trình tạo mới tế bào của cơ thể. Axit folic bảo vệ thai nhi chống lại các vấn đề liên quan đến não và tủy sống. Bổ sung axit folic khi mang thai đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh, không mắc các hội chứng về khiếm khuyết ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… về sau của các bé.
Sẽ thế nào nếu không được bổ sung đầy đủ axit folic khi mang thai?
Theo khuyến cáo, khi mang thai, các vitamin cần được bổ sung đầy đủ nếu không sẽ gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều loại, khi phát hiện thiếu, chỉ cần bổ sung là cơ thể trở lại bình thường. Nhưng với nhiều vitamin khác, trong đó có axit folic, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây dị tật mà việc bổ sung sau đó không đem lại kết quả gì.
Khi mang thai, nếu không được bổ sung axit folic đầy đủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa).
Dị tật nứt đốt sống do thiếu folate xảy ra trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ, do đó, ngay từ những tháng đầu tiên nếu muốn có thai, mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ lượng axit folic cần thiết cho cơ thể sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống. Bệnh này khiến cơ thể trẻ ốm yếu, dị tật thai nhi nghiêm trọng và làm xuất hiện chứng bệnh quái tượng không não hoặc bé sinh ra thiếu một phần não.
Axit folic góp phần phát triễn toàn diện cho hệ thần kinh thai nhi. Nếu thiếu, sẽ làm xuất hiện các bệnh về đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau.
Axit folic rất cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa, vận hành AND của con người và một khối xây dựng nền tảng của các tế bào. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ axit folic trước khi mang thai là đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nhanh tế bào của nhau thai, giúp em bé khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ. Nếu bị thiếu axit folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non và khả năng suy dinh dưỡng bào thai rất cao.
Axit folic có ở đâu?
Hiện nay, axit folic thường được bổ sung bằng 2 cách: tăng cường các thực phẩm tự nhiên chứa axit folic và uống các chế phẩm bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ.
+ Bổ sung axit folic bằng thực phẩm: Axit folic thường chưa nhiều trong các loại thực phẩm có màu xanh lá cây như rau chân vịt, súp lơ xanh, cải làn, cải bắp… Các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen…Các loại trái cây như bơ, cà chua, hoa quả thuộc họ nhà cam quýt… Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác. Gan động vậtở liều lượng thích hợp. Bánh mì, ngũ cốc. Chiết xuất men.
+ Bổ sung bằng các chế phẩm: Đối với những người có khẩu phần ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng axit folic cần thiết cho cơ thể có thể bắt đầu uống bổ sung viên sắt- axit folic hàng ngày từ 3- 6 tháng truớc khi có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.
* Lưu ý khi bổ sung axit folic vào cơ thể:
Axit folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao nên khi chế biến, hạn chế việc ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu để tránh thất thoát thành phần axit folic trong nguồn thực phẩm.
Nên bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm tươi sống vì trong các sản phẩm đóng hộp, lượng axit folic đã giảm đi từ 50 đến 90%, bởi quá trình chế biến.
Nên hấp, sử dụng lò vi sóng hoặc xào rau chứ không nên nấu sôi để bảo tồn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.
Bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ?
Đầu tiên, cần lưu ý ngay từ khi có ý định mang thai các bà mẹ nên bắt đầu bổ sung axit ngay từ khi đó và cần bổ sung liên tục trong suốt thai kì nhằm giúp hạn chế tối đa các dị tật của thai nhi.
Tùy từng cơ địa của mẹ bầu mà có hàm lượng axit folic bổ sung khác nhau, tuy nhiên, mức chuẩn đặt ra là trong khoảng 0,6-0,8 mg/ngày. Tất nhiên, một số người sẽ có mức hấp thu khác.
Đối tượng nào được chỉ định sử dụng axit folic số nhiều?
Bác sĩ có thể kê toa bổ sung 5mg axit folic trong trường hợp mẹ thuộc các nhóm nguy cơ cao sau: Đã có em bé bị khuyết tật ống thần kinh. Mắc bệnh tiểu đường. Có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30. Mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Mắc bệnh về rối loạn máu di truyền. Đang dùng thuốc trị động kinh. Mắc các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, khiến ruột phản ứng lại với một số loại protein có trong ngũ cốc.
Khi nào axit folic trở nên thừa?
Mặc dù axit folic rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, axit folic có thể gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe. Nó gây tăng sinh tế bào, thậm chí gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Sự tăng sinh nhanh chóng sẽ dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp. Đối với những người có khối u, axit folic cũng gây tăng sinh tế bào, làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Việc nhận quá nhiều axit folic khiến cho việc nhận biết thiếu hụt B-12 gặp khó khăn.
Bổ sung axit folic quá liều cũng gây tác động không nhỏ đến cơ thể (ẢNh minh họa).
Nếu dư thừa một lượng acid folic nhỏ, axit folic là một dạng hòa tan trong nước, cơ thể sẽ thải ra bằng đường nước tiểu. Việc của bạn khi đó là uống nhiều nước.
Nếu dư thừa axit folic với hàm lượng cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Cần gặp ngay bác sĩ nếu xảy ra hiện tượng này.
Làm sao để hấp thu acid folic một cách tốt nhất ?
Vitamin C là tác nhân quan trọng giúp làm tăng độ hấp thu của axit folic. Do đó, nên uống kèm một cốc nước cam hoặc nước trái cây để axit folic được hấp thu tốt nhất.
Tránh uống loại vitamin này với nước, trà, rượu và café… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về việc bổ sung axit folic khi mang thai giúp những chị em phụ nữ có ý định làm mẹ sẽ có cái nhìn định hướng, tổng quan về việc bổ sung liều lượng axit folic cần thiết.