Mẹ&Con – Tiểu đường thường gặp ở người cao tuổi, kèm theo đó là các triệu chứng mà chúng ta vẫn thường nhầm lẫn là do lão hóa gây ra. Con chỉ mê đồ ngọt, có thể mắc bệnh tiểu đường? Nguyên nhân bất ngờ gây tiểu đường ở người Việt Thiếu ngủ có thể gây ra bệnh tiểu đường

Cùng Mẹ&Con tìm hiểu một số triệu chứng khi người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường thường bị nhầm thành lão hóa để sẵn sàng chăm sóc người thân nhé!

1. Vẫn cảm thấy khỏe

Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ năm 2012 đã chứng minh có khoảng 8,1 triệu người trong số 29,1 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán, nghĩa là họ không biết mình bị bệnh. Những người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất và họ thường cảm thấy rất khỏe trước khi bệnh diễn biến nhanh và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

2. Mất thính giác hoặc thị lực mờ

Bước qua tuổi ngũ tuần, khi thấy mắt bị mờ hoặc tai nghe không rõ chúng ta thường cho rằng đó là do tuổi tác, do lão hóa chứ không phải triệu chứng báo trước bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường bao gồm rất nhiều các triệu chứng khác nhau, âm thầm phá hủy sức khỏe của người bệnh. Một trong số đó chính là hiện tượng giảm thị lực và thính lực.

7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường bị nhầm thành lão hóa 5

Bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực và thính lực ở người già (Ảnh minh họa).

Bệnh tiểu đường làm hại mạch máu và dây thần kinh, bao gồm cả những dây thần kinh và mạch máu ở tai và mắt. Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường sẽ luôn ở trong tình trạng đường huyết cao. Lượng đường này làm thay đổi hình dạng thấu kính của mắt dẫn đến độ khúc xạ thay đổi, làm giảm tầm nhìn, hình ảnh nhìn được bị méo mó, đôi khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, triệu chứng này mất đi, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, mắt sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể bị mù lòa. Ngoài ra, khi các dây thần kinh và mạch máu bị ảnh hưởng cũng dẫn đến khả năng nghe của tai giảm xuống.

3. Năng lượng thấp và cáu kỉnh

Người cao tuổi thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, làm mọi việc khó khăn cực nhọc. Khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có những biểu hiện này. Do lượng glucose tích tụ trong lưu thông máu trước khi được tiết ra trong nước tiểu mà không vận chuyển đến các tế bào để có năng lượng dẫn đến người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đói, chậm chạp và năng lượng thấp.

4. Thường xuyên đi tiểu đêm và cực kỳ khát

Tần suất đi tiểu của người già có thể tăng lên đặc biệt là về đêm. Một trong những nguyên nhân gây ra những cơn mắc tiểu đó có thể là tiểu đường. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết ở trong máu cao vượt quá sức chịu đựng nên cơ thể sẽ tự đào thải chúng qua đường tiểu thay vì đi vào các tế bào của cơ thể. Đi tiểu là cách duy nhất để lấy đường ra khỏi cơ thể nên làm mất nước và gây khát. Về đêm, khi cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ, không có nhiều hoạt động để tiêu hao đường huyết thì việc thải chúng ra ngoài càng mạnh mẽ hơn.

Những người bị bệnh tiểu đường thường cố gắng làm dịu cơn khát bằng cách uống nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác, điều này là hoàn toàn không nên vì nó có thể gây ra một vòng lẩn quẩn. Nồng độ đường huyết cao kéo dài dẫn đến tổn thương thận và vi mạch.

5. Sụt cân không giải thích

Sụt cân có thể là do lão hóa, nhưng bất kỳ loại sụt cân nào không giải thích được đều cần kiểm tra lại. Nếu một người bị giảm 5 -10kg chỉ trong 2 hoặc 3 tháng thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề. Những người bị tiểu đường thường có xu hướng sụt cân không kiểm soát được vì không có đủ lượng nhiên liệu từ thực phẩm họ đang ăn, do lượng đường trong máu cao, hormone insulin không chuyển hóa được đường thành năng lượng có ích, buộc cơ thể phải vận động protein từ các cơ bắp làm năng lượng thay thế. Thận cũng phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường thừa, làm tốn thêm calo.

7 dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường bị nhầm thành lão hóa 6

Người bị tiểu đường thường có xu hướng sụt cân không kiểm soát được (Ảnh minh họa).

6. Vết thương chậm lành

Người già rất dễ bị tổn thương và khi tổn thương xảy ra, nhiễm trùng, chảy máu hoặc vết thương bầm tím lâu bị lành. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do mạch máu bị hư hỏng vì quá nhiều đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, làm máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

7. Ngứa ran hoặc tê

Người già thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc tay chân tê rần rần khắp người, đau rát hoặc sưng không rõ lí do. Đó có thể là họ đang mắc bệnh tiểu đường, dây thần kinh bị hư hại. Khi lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm các dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn. 

Tags:

Bài viết liên quan