Mẹ và Con - Việc bố mẹ thiên vị, không chia sẻ tình yêu thương đồng đều được xem như một dạng bạo hành tinh thần và rất dễ dẫn đến tổn thương sâu sắc đối với trẻ.

Bố mẹ thiên vị không phải là một chủ đề mới mẻ, nhưng vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối và nhạy cảm trong mối quan hệ gia đình. Không phải tất cả, nhưng có khá nhiều trường hợp, con cái cảm nhận được sự khác biệt trong cách đối xử của bố mẹ giữa họ và anh chị em, dẫn đến những tổn thương và mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.

Vì sao lại xảy ra tình trạng bố mẹ thiên vị, thương đứa này hơn đứa khác?

Dù đều là con cái nhưng sẽ có đứa được yêu thương hơn, chiều chuộng hơn. Có đứa sẽ thường xuyên bị bố mẹ trách phạt hơn, dù là những lỗi lầm rất nhỏ nhưng cũng có đứa dù phạm lỗi to cũng chỉ bị la vài câu rồi thôi.

Tình trạng bố mẹ thiên vị con cái có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Do khoảng cách: Trong một số trường hợp như con đi du học hoặc bố mẹ phải gửi một đứa con về cho ông bà thì việc bố mẹ và con cái sống xa nhau có thể dẫn đến tình trạng bố mẹ thiên vị với đứa con sống chung với mình hơn là đứa con sống xa mình.
  • Đặc điểm tính cách: Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có tính cách giống với bố mẹ. Những trường hợp gia đình nhiều con thì đứa con có tính cách con cái trái ngược với bố mẹ sẽ khó thân với bố mẹ hơn, khiến bố mẹ thiên vị với những đứa con có tính cách tương đồng so với những đứa con không hợp tính.
  • Trọng nam khinh nữ: Ở nhiều gia đình còn quan điểm trọng nam khinh nữ thì bố mẹ thiên vị con trai hơn con gái.
  • Quan điểm sống: Nếu bố mẹ và con cái khác quan điểm sống với nhau thì cũng dễ tạo thành khoảng cách, khiến bố mẹ khó thể gần với con cái của mình. Trường hợp gia đình có nhiều con nhưng chỉ có 1-2 người con cùng quan điểm sống với bố mẹ thì chuyện bố mẹ thiên vị là chuyện khó tránh khỏi.
  • Thứ tự anh chị em: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bậc phụ huynh thường có xu hướng thiên vị với con cả và con út hơn nếu gia đình có đông con.
  • Con cái không đạt kỳ vọng của bố mẹ: Trong nhiều gia đình, những đứa trẻ hư hoặc không làm đúng theo kỳ vọng của bố mẹ thì thường sẽ ít được bố mẹ yêu thương hơn.

vì sao bố mẹ thiên vị con cái

Bố mẹ thiên vị ảnh hưởng như thế nào đến con cái?

Có thể nói, việc bố mẹ thiên vị, thương đứa con này hơn đứa con khác có thể gây nên những tổn thương tinh thần sâu sắc cho trẻ. Tình yêu “không cân bằng” sẽ chính là mồi lửa, là chất xúc tác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.

Tăng cảm giác cô đơn và bất an

Trẻ em bị bỏ rơi thường cảm thấy cô đơn và bất an hơn. Với những đứa trẻ sống trong gia đình bố mẹ thiên vị, không yêu thương con cái đồng đều thì trẻ dễ sinh tâm lý cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

Với mỗi người thì gia đình chính là nơi an toàn để trở về sau mỗi mệt mỏi, bão giông. Nhưng nếu về nhà nhưng không được ai yêu thương, không nhận được sự quan tâm từ bố mẹ và chứng kiến bố mẹ quan tâm, yêu thương anh chị em của mình thì sẽ vô cùng tủi thân và có cảm giác bất an, không còn thấy gia đình an toàn nữa.

Cho rằng mình không xứng đáng được yêu thương

Bố mẹ thiên vị khiến những đứa trẻ trong gia đình hình thành suy nghĩ “tự đổ lỗi”. Chúng nghĩ rằng vì lý do gì khiến bố mẹ không yêu thương mình mà lại yêu thương những anh chị em khác và cho rằng mình không xứng đáng được yêu thương.

Suy nghĩ này có thể kéo dài và hình thành sự tự ti, ảnh hưởng đến những mối quan hệ khác trong cuộc sống của trẻ sau này.

Bố mẹ thiên vị ảnh hưởng như thế nào đến con cái

Hậu quả về sức khỏe tâm lý

Bố mẹ thiên vị được xem là một dạng bạo hành tinh thần trẻ em. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ em bị bỏ rơi có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo âu, và tự kỷ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Trẻ em cần sự ủng hộ và tình yêu thương từ cha mẹ để phát triển một cách lành mạnh. Việc bố mẹ thiên vị có thể làm gián đoạn quá trình này và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Là tấm gương xấu cho trẻ

Trẻ em học hỏi từ môi trường xung quanh, bao gồm cách bố mẹ đối xử với họ và anh chị em họ. Nếu bố mẹ thiên vị, trẻ có thể mô phỏng hành vi này và áp dụng nó vào quan hệ xã hội của mình sau này.

Cảm giác không công bằng

Trẻ em có khả năng nhận biết sự công bằng từ rất sớm. Khi họ nhận thấy mình bị đối xử không công bằng so với anh chị em trong gia đình, điều này có thể gây ra những cảm giác tiêu cực và làm hỏng mối quan hệ gia đình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân con cái thù ghét cha mẹ của mình,

Mất cân bằng trong quan hệ giữa anh chị em

Việc bố mẹ thiên vị có thể gây nên tình trạng rạn nứt trong tình cảm giữa các anh chị em. Trẻ bị bỏ rơi có thể ghen tị với anh chị em được ưu ái và ngược lại, đứa trẻ được ưu ái cũng có thể phát triển cảm xúc ghét bỏ đối với chính anh chị em của mình.

bố mẹ thiên vị giữa các con

Nhìn chung, việc bố mẹ thiên vị sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình và gây nên những tác động nặng nề khi trẻ nhận ra mình không được yêu thương. Với các gia đình có từ 2 con trở lên, điều quan trọng là bố mẹ cần phải công bằng trong việc đối xử với mỗi đứa trẻ và hiểu rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và cần được hỗ trợ theo cách riêng của chúng.

Bài viết liên quan