Mẹ&Con – Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, nhận biết sớm biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh là cách giúp con thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Cách chăm sóc khi con bị viêm phổi Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi Nhiều kiến thức bổ ích tại tọa đàm Phòng chống viêm phổi, bảo vệ trẻ em

Do đâu trẻ sơ sinh bị viêm phổi?

biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh  

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh giúp việc chữa trị đạt hiệu quả tốt và triệt để hơn. (Ảnh minh họa)

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường trầm trọng hơn vào mùa lạnh. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể mắc viêm phổi kể cả vào mùa nóng nếu cách chăm sóc của mẹ chưa đúng.

Thông thường, trẻ sơ sinh mắc viêm phổi đa phần là do nhiễm các loại vi khuẩn như Listeria, Coli và các vi khuẩn Gram âm. Việc nhiễm khuẩn như vậy có thể xảy ra nếu mẹ bị vỡ ối trước, trong hoặc sau khi sinh. Bé có thể hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết tại đường sinh dục của người mẹ trong lúc bé chào đời.

Ngoài ra, trẻ sinh non hoặc thiếu cân có phản xạ đường thực quản kém, vận động cơ chưa đều đặn dễ bị trào ngược thực quản khi ăn cũng khiến bé có nguy cơ mắc viêm phổi cao. Nguyên nhân là do khi bé nôn, trớ sữa, sữa bị hít nhầm vào phổi gây ra hiện tượng thở gấp, hụt hơi, mặt tím tái, lâu dần dẫn đến viêm phổi.

Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… cũng có thể dẫn đến viêm phổi.

Những biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ thở nhanh và thở gấp

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường thở nhanh và gấp. Nguyên nhân là do phổi của bé mất tính mềm mại, không thể giãn nở dễ dàng khi bé hít thở làm cơ thể thiếu oxy. Lúc này, bé buộc phải thở nhanh để thích ứng với sự thiếu hụt này.

Đây là một trong những biểu hiện chính và xảy ra sớm nhất khi bé mắc căn bệnh này. Để biết chính xác hơn nữa, mẹ có thể lắng nghe và đếm nhịp thở của bé mỗi phút lúc bé nằm yên hoặc đang ngủ. Trẻ thở nhanh có:

  • Nhịp thở từ 60 lần/ phút trở lên với trẻ chưa đủ 2 tháng tuổi.
  • Nhịp thở từ 50 lần/ phút trở lên với trẻ 2 – 11 tháng tuổi.
  • Nhịp thở từ 40 lần/ phút trở lên với trẻ 1 – 5 tuổi.

Trẻ bị rút lõm lồng ngực

Khi bé bị rút lõm lồng ngực (phần ranh giới giữa ngực và bụng) là đã chuyển qua giai đoạn viêm phổi nặng. Tuy nhiên, biểu hiện này khá mơ hồ, không giống nhau ở các trường hợp. Vì vậy, khi nghi ngờ con bị viêm phổi, tốt nhất mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Một số biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh khác như sốt cao, ho, thở khò khè, phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, làn da xanh xao, nhợt nhạt… cũng cần đưa đi bác sĩ ngay lập tức.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà ở đây.

Tags:

Bài viết liên quan