Không phải ai đến giai đoạn bầu bí cũng phải xin nghỉ làm, giảm việc, chuyển công tác để ở nhà… chồng nuôi. Vào một năm tình hình kinh tế tương đối khó khăn như năm qua, việc duy trì ổn định được một chỗ làm tốt lại càng quan trọng lắm. Làm thế nào để bạn vẫn trọn vẹn được thiên chức làm mẹ, đồng thời vẫn chu toàn công việc, chia sẻ được những khó khăn kinh tế cùng chồng? Bí quyết giảm đau lưng cho bầu công sở Thịt bò – món dinh dưỡng cho bầu Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ

1. Chia sẻ cùng sếp!

Đây là khâu đầu tiên bạn nên nghĩ tới nếu vẫn muốn công việc của mình thuận lợi khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên báo với cấp trên trực tiếp về tình trạng mang thai của mình lúc thai đã được 9-10 tuần tuổi. Cần trao đổi thẳng thắn với sếp về việc sinh em bé (thời điểm bạn sẽ sinh) đồng thời lên kế hoạch công việc của bạn trong thời gian mang thai. Nên nhớ, công việc cần phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bạn không thể cùng lúc giải quyết tất cả các công việc hay ôm việc như trước đây được nữa.

Lưu ý cho mẹ bầu!

Trước khi có buổi nói chuyện, chia sẻ công việc cùng sếp, bạn nên dự tính và đưa ra trong đầu những phương án nhân sự theo bạn là khả thi, những cách sắp xếp sao cho sếp có thể yên tâm và nhận ra bạn vẫn đầy trách nhiệm. Đừng vin vào cớ mình đã “bầu bì” và đẩy hẳn mọi khó khăn qua cho sếp muốn giải quyết thế nào thì giải quyết! Hãy nhớ rằng, bà bầu luôn được ưu tiên. Nhưng nếu bạn cho là mọi người sẽ sẵn sàng “nâng niu chiều chuộng” bạn suốt giai đoạn bầu bì nơi công sở thì bạn sẽ thất vọng đấy! Bình thường, bạn có thấy vui khi tự dưng phải gánh toàn bộ phần việc nặng của một đồng nghiệp nào đó chỉ vì chị ấy… mang thai và chuẩn bị làm mẹ không?

2. Đừng quên bữa sáng

Bí quyết giúp mẹ bầu giỏi việc nước, đảm việc bầu 6

Đối với người bình thường, bữa sáng đã rất quan trọng cho chất lượng công việc của cả ngày rồi, huống chi bạn là một mẹ bầu. Những mệt mỏi của thai kỳ, những áp lực công việc đôi khi khiến bạn lơ là bữa sáng. Nhưng đừng như thế! Đây là một chuyện nhỏ nhưng rất quan trọng với bạn. Giải pháp ở đây là mẹ bầu hãy đi ngủ sớm vào tối hôm trước và thức dậy vào một giờ nhất định để không bị áp lực muộn giờ làm. Một giấc ngủ đêm 8 tiếng trọn vẹn sẽ mang đến năng lượng tràn trề cho một ngày làm việc mới. Kế đến, hãy luôn dành thời gian để bạn có được một bữa sáng cân bằng dinh dưỡng. Nhớ mang thêm một ít bánh mì, sữa chua, sữa hộp… để dặm thêm vào giữa giờ làm nhé.

3. Trang phục chỉnh tề!

Không phải cứ có thai là bạn mặc ngay những chiếc áo bầu rộng thùng thình. Bạn vẫn có thể diện đồ công sở bình thường cho đến khi bạn không thể cài khuy những chiếc quần vẫn mặc thường ngày, lúc ngồi xuống (một dấu hiệu cho biết bạn nên mặc đầm bầu rồi đấy). Chỉ lưu ý là bạn không nên cài nút áo vest và nên chọn áo khoác dài hơn những chiếc áo bình thường một chút.

Những bộ trang phục hơi ôm ngang lưng, rộng rãi ở phần bụng, độ co giãn tốt sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc. Với quần, bạn cũng nên để ý đến những chiếc quần lưng thun, kết hợp với những đôi giày đế thấp để đi lại dễ dàng, an toàn.

Ngoài ra, có một “công đoạn” không thể bỏ qua lúc bạn đến công sở làm việc là trang điểm. Khi mang thai, bạn chỉ nên trang điểm thật nhẹ (sao cho mặt mày không nhợt nhạt là ổn rồi) với các loại mỹ phẩm có thương hiệu, không gây phản ứng phụ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về loại mỹ phẩm dành riêng cho phụ nữ có thai.

Bí quyết giúp mẹ bầu giỏi việc nước, đảm việc bầu 7

4. Giảm các triệu chứng thai nghén

Đến công ty làm việc mà suốt ngày bạn cứ muốn… buồn nôn thì không hay chút nào! Để hạn chế những triệu chứng này, bạn cần lên sẵn những thực phẩm, hương thơm mình hay bị buồn nôn khi ở nhà để có thể “tránh xa” nó lúc làm việc. Bên cạnh đó, “trữ” sẵn một ít thức ăn nhẹ (bánh quy, các loại kẹo có vị the, chua) sẽ giúp bạn không bị buồn nôn vì quá no hoặc quá đói.

Không nên bỏ qua giấc ngủ trưa (khoảng 30 phút mỗi ngày) ở công ty nếu không, cảm giác mệt mỏi sẽ làm bạn dễ bị buồn nôn. Và một điều khá quan trọng là bạn cần uống đủ nước, nhất là khi bạn làm việc trong môi trường máy điều hòa nhiệt độ.

Lưu ý cho mẹ bầu!

Cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ tránh được hiện tượng khô da do ngồi nhiều trong phòng điều hòa mà còn giúp hạn chế được chứng táo bón mà các mẹ bầu rất hay mắc phải.

5. Làm việc hợp lý

Mang thai khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhất là vào những tháng đầu và cuối của thai kỳ. Do đó bạn cần sắp xếp công việc của mình cho hợp lý. Nếu bạn làm việc hiệu quả nhất vào buổi chiều thì nên để những việc quan trọng, cần tập trung cao vào thời điểm này, buổi sáng chỉ làm những việc lặt vặt và ngược lại.

Đừng ngần ngại cắt bỏ hết những công việc linh tinh, rườm rà, không phải chuyên môn của mình. Chỉ cần chú tâm vào việc bạn phụ trách chính, thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn để hiệu quả công việc không bị ảnh hướng ngay cả khi bạn mang thai.

Đừng để ý lời… “nói xấu”!

Bí quyết giúp mẹ bầu giỏi việc nước, đảm việc bầu 8

Chắc chắn dù cố gắng đến mức nào, bạn cũng sẽ gặp phải không ít “sơ sót” so với người bình thường trong quá trình chín tháng thai kỳ. Hãy chấp nhận việc này như một lẽ tất nhiên. Cố gắng chu toàn cả hai “nhiệm vụ” không có nghĩa là bạn đòi hỏi ở mình tuyệt đối tất-cả-đều-phải-tốt.

Ngoài ra, nếu như có những điều bàn tán xì xào của các đồng nghiệp, rằng sao bạn được ưu tiên thế này thế kia…, bạn cũng đừng quá bận tâm. Bận tâm vào những lời nói xầm xì sau lưng trong lúc này chỉ càng khiến bạn mệt mỏi và stress hơn. Hãy nghĩ đến những niềm vui đang chờ mình phía trước!

Bí quyết giúp mẹ bầu giỏi việc nước, đảm việc bầu 9

6. Vận động nhẹ nhàng

Khi có thai, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Đi lại nhẹ nhàng sau khoảng 2 tiếng ngồi làm việc sẽ giúp đầu óc bạn minh mẫn hơn. Còn đứng quá lâu cũng khiến bạn hoa mắt, chóng mặt và dễ bị ngất. Sau giờ làm việc, bạn có thể đi dạo hoặc tập những bài tập thể dục đơn giản, ít dùng sức để lấy lại năng lượng cho giờ làm việc ngày mai.

Lưu ý cho mẹ bầu!

Mẹ bầu có thể đặt chân lên chiếc ghế nhỏ dưới chỗ để chân ở văn phòng thay vì thả hẳn chân xuống đất. Cách hai tiếng, nên xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù. Tốt nhất là khoảng mỗi giờ một lần, mẹ bầu nên rời vị trí để đi lại nhẹ nhàng trong văn phòng hoặc hành lang, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

 

Bài viết liên quan