Mẹ&Con - Bạn ao ước biết bao được nghe câu: “Cơm ngon quá, mẹ ơí!”. Nấu cho con ăn cực bao nhiêu cũng được, miễn thấy con “măm” ngon lành, hào hứng, mẹ đút muỗng nào ăn hết muỗng đó là mẹ mừng rơn trong bụng rồi. Nhưng đâu phải lúc nào cũng được thế! Nhiều bé rơi vào “cảnh” kén ăn, nhất định chỉ chịu ăn vài món, không có là… bỏ luôn cơm! 5 điều một bà mẹ ở nhà chăm con nên dũng cảm từ bỏ Bữa ăn của bé khi đi chơi xa Giúp bạn mau có bé

Bất cứ ai (người lớn hay trẻ nhỏ) cũng sẽ thích một vài món nhất định. Khi có những món này, dễ thấy ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn. Điều này không có gì đáng lo, vì nó tùy thuộc vào thói quen, cảm nhận, sở thích riêng của bé. Bạn có thể chiều theo con nếu đấy là món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng sẽ trở nên “trầm trọng” khi bé có khuynh hướng chỉ nhất định đòi ăn một số món mà bé “thích”. Khi thiếu những món này hoặc mẹ đổi món mới thì bé có những phản ứng tiêu cực như khóc lóc, bỏ cơm. Lúc đó, sẽ dễ xảy ra tình trạng ăn uống mất cân bằng ở trẻ, khiến trẻ thiếu chất, không thể phát triển toàn diện. Chưa kể bé sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sau này phải thích nghi với cuộc sống “xa mẹ”: đi học bán trú hoặc đi chơi, du lịch, đến những nơi bữa ăn không giống như những gì bé quen thuộc nữa.

Bạn sẽ tự hỏi: Tại sao con mình kén ăn trong khi mình đã cố công chuẩn bị đủ thứ, chăm chút cho con, dặn dò người giúp việc mỗi ngày mỗi đổi thực đơn? Ngược lại, con nhà… hàng xóm, cứ đến bữa là bé tự mình ngồi vào bàn xúc ăn, nhai ngon lành đến phát thèm!

Thật ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ kén ăn. Cụ thể như:

• Thời gian bố mẹ gần trẻ quá ít:

Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, việc trẻ ngồi ăn cùng bố mẹ sẽ mang lại những lợi ích nhất định như: Bé sẽ ăn nhiều hơn, nguy cơ rối loạn tiêu hóa ít xảy ra, bé thấy bố mẹ ăn ngon lành món mới thì có tâm lý… muốn thử, thấy món đó an toàn và tạo cho bé cảm giác tò mò. Thế nhưng, thông thường với nhịp sống tại thành phố, do công việc quá bận rộn, bố mẹ thường không có thời gian để dùng bữa với con. Thậm chí trẻ chỉ luôn ăn riêng một mình với tô cơm được xúc sẵn, mắt thì vẫn dán vào màn hình tivi để xem phim hoạt hình hay quảng cáo.

tre-ken-ca-chon-canh

>> Giải pháp: Từ khi con bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm, bạn đã nên để bé tham gia vào bữa ăn chung của gia đình, bên cạnh bố mẹ ngày càng nhiều. Có thể thức ăn của bé khác bạn hoàn toàn, nhưng tâm lý bé từ lúc này đã bắt đầu thấy “vui” mỗi khi đến giờ cơm. Bạn cũng nên cố gắng sắp xếp công việc để đưa trẻ đến các nhà hàng gia đình những dịp cuối tuần. Nơi đây vừa có không gian riêng, vừa có các món ăn đa dạng để bé chọn dưới sự hướng dẫn của bố mẹ.

• Bé chỉ được làm quen với một số món:

Trẻ ảnh hưởng sâu sắc từ thói quen chế biến món ăn của mẹ. Nếu mẹ có suy nghĩ quá “kiêng khem” ngay từ khi con còn bé, cái gì cũng sợ bé ăn không được, sợ con bị dị ứng… chỉ dám cho con ăn một vài món nhất định thì đừng trách tại sao lớn lên bé có thói quen kén cá chọn canh.

tre-ken-ca-chon-canh

>> Giải pháp: Mẹ nên tập cho bé nếm thử nhiều mùi vị khác nhau ngay từ khi con còn bé. Có thể mẹ sợ một số món ăn và không ăn được như không ăn khổ qua vì sợ đắng, không ăn được mỡ…, nhưng với bé, mẹ đừng nghĩ mình ăn không được thì con cũng ăn không được. Cho bé nếm càng nhiều vị khác nhau càng tốt, nhưng nhớ là mỗi thứ chỉ riêng lẻ và ở lượng rất ít. Bằng cách đó, bé sẽ có thói quen ít sợ món mới, dễ ăn, món nào ăn cũng được.

Khi bé đã ở tuổi ăn cơm tốt, bạn nên chuẩn bị mỗi bữa ăn nhiều món khác nhau (3-4 món), trong đó có món bé thích. Cách này giúp bé cảm thấy mình có nhiều lựa chọn và sau khi đã “măm” một chút các món mình thích rồi, bé vẫn có thể thử thêm vài món mới.

• Bữa ăn tẻ nhạt:

Khi bố mẹ ngồi vào bàn với vẻ thờ ơ, bố vừa ăn vừa dán mắt vào tivi, mẹ chỉ hối thúc ăn nhanh cho mẹ còn làm công việc nhà thì đương nhiên trẻ sẽ ngán ngẩm và sợ những bữa ăn lẫn sợ các món ăn. Chúng sẽ tranh thủ ăn qua loa, sau đó chạy đi chơi tiếp chứ không muốn sẽ tập trung vào bữa ăn, ngồi ăn lâu, thưởng thức và cảm nhận vị ngon của món này món khác.

tre-ken-ca-chon-canh

>> Giải pháp: Bạn nên tạo sự ngạc nhiên cho bé trong bữa ăn vì đối với trẻ con, chính những chi tiết nhỏ nhặt lại khiến chúng cảm thấy thích thú. Chẳng hạn, một món ăn bên những ngọn nến lấp lánh, nhiều sắc màu đủ tạo nên sự tò mò trong mắt trẻ. Một món ăn được trang trí sinh động sẽ khiến trẻ… thèm. Hoặc bạn có thể sưu tầm ảnh con vật ngộ nghĩnh và dán lên ly sữa của bé.

Khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể cho bé thử phụ mẹ lặt rau, vo gạo… Cảm giác háo hức vì được “làm bếp” phụ mẹ sẽ khiến trẻ thấy bữa cơm trở nên thật ngon lành. Và chắc chắn, bé cũng rất nóng lòng được ăn món ăn mình đã góp phần… “chế biến”.

 

 

Tags:

Bài viết liên quan