Mẹ và Con - Bị chuột rút về đêm có thể gây đau đớn và làm gián đoạn giấc ngủ. Khoảng 60% người từng bị chuột rút và tỉnh giấc giữa đêm. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nếu bạn cũng đang khó chịu và mệt mỏi do bị chuột rút về đêm, hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu ngay cách khắc phục bạn nhé.

Bị chuột rút về đêm & hội chứng chân không yên có giống nhau không?

Chuột rút ở chân về đêm là một tình trạng thường bị chẩn đoán nhầm là hội chứng chân không yên vì cả hai chứng rối loạn đều liên quan đến cảm giác khó chịu ở chân. Mặc dù các triệu chứng tương tự nhau nhưng có một số khác biệt chính giữa các rối loạn này. 

Bạn có thể bị chuột rút chân về đêm nếu có các biểu hiện như:

  • Co cứng ở bắp chân hoặc bàn chân 
  • Cơn chuột rút gây đau dữ dội
  • Cơn đau dữ dội kéo dài dưới 10 phút
  • Đau nhức kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày
  • Mất ngủ do chuột rút
  • Cảm thấy khó chịu về đêm

Mặc dù hội chứng chân không yên cũng liên quan đến tình trạng khó chịu ở chân vào ban đêm, nhưng các triệu chứng của hội chứng này khác với các triệu chứng thường thấy ở người bị chuột rút về đêm. Hội chứng chân không yên được đặc trưng bởi mong muốn hoặc sự thôi thúc di chuyển chân của bạn vào buổi tối. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu hoặc đau đớn ở chân
  • Khó chịu trầm trọng hơn vào buổi tối hoặc đêm
  • Đi bộ hoặc giãn cơ giúp cơn đau thuyên giảm
  • Cảm giác trở nên tồi tệ hơn khi thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi

chứng chuột rút về đêm

Các triệu chứng bị chuột rút về đêm và hội chứng chân không yên thường biểu hiện theo những cách tương tự. Do đó, bác sĩ có thể khó chẩn đoán chứng chuột rút ở chân về đêm. Để giúp bác sĩ tìm ra vấn đề nào đang khiến bạn khó chịu ở chân, hãy theo dõi các triệu chứng của bạn và mang theo ghi chú chi tiết khi thăm khám.

Nguyên nhân gây chuột rút ở chân vào ban đêm

Chuột rút ở chân có thể gây khó chịu và đau đớn. Đặc biệt nếu bạn bị chuột rút về đêm, điều này còn có thể gây gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nguyên nhân chính xác gây ra chứng chuột rút về đêm vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút ở chân vào ban đêm, bao gồm:

Thuốc

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, steroid và thuốc chống trầm cảm có liên quan đến chứng chuột rút ở chân về đêm. 

Nếu bạn gặp tình trạng này sau khi dùng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc về việc thay đổi sang một loại thuốc khác..

Mang thai

Chuột rút ở chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Một số chuyên gia cho rằng chuột rút ở chân liên quan đến thai kỳ khác với chứng chuột rút ở chân về đêm nhưng phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút về đêm hơn. 

Bổ sung magie đã được chứng minh là làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh việc bổ sung magie quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Xem thêm: “Điểm mặt” nguyên nhân bà bầu bị chuột rút và hướng dẫn cách xử trí an toàn

Nguyên nhân gây chuột rút về đêm

Mất nước

Không uống đủ nước trong ngày có thể dẫn đến mất nước. Mất nước gây yếu cơ và chuột rút. Tình trạng chuột rút do mất nước có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm. 

Lượng nước chính xác bạn cần uống mỗi ngày tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động, các loại thuốc bạn đang dùng và khí hậu địa phương,…

Đứng trong thời gian dài

Đứng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút về đêm. Dành thời gian để ngồi và nghỉ ngơi sau khi đứng liên tục cũng như dành thời gian để tập các bài tập nâng chân, co duỗi chân lên xuống có thể hữu ích.

Tập thể dục

Tập thể dục có thể dẫn đến chuột rút cơ nếu cơ bắp mệt mỏi hoặc làm việc quá sức. Nếu bạn tập thể dục vào buổi chiều tối thì bạn sẽ dễ bị chuột rút về đêm hơn. 

Trước khi luyện tập, cần dành thời gian tập các động tác khởi động và sau khi luyện tập, nên kéo dãn cơ để tránh bị chuột rút.

Rượu

Nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi cho thấy những người uống rượu nhiều thường dễ bị chuột rút về đêm hơn. Chứng chuột rút này có thể là do rượu làm tổn thương các sợi cơ dẫn đến chuột rút. 

Cách để giảm chứng chuột rút về đêm

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra chứng chuột rút ở chân vào ban đêm vẫn chưa được biết rõ nhưng có nhiều cách để giảm nguy cơ bị chuột rút trong khi ngủ. Thông thường, chuột rút ở chân không phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn có thể cải thiện bằng cách:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước suốt cả ngày có thể giúp giảm tần suất chuột rút cơ bắp, vì mất nước có thể gây ra chuột rút. Ngoài ra còn có nghiên cứu cho thấy uống nước dưa chua trong cơn chuột rút giúp ức chế cơn chuột rút nhanh chóng.
  • Kéo dãn cơ: Thực hiện một số động tác giãn cơ hoặc tập yoga trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giảm cả tần suất và cường độ của chứng chuột rút ở chân về đêm. Khi bị chuột rút, việc duỗi bắp chân hoặc bàn chân cũng có thể giúp giảm đau nhanh hơn.
  • Tắm: Một số người cho rằng tắm giúp giảm bớt chứng chuột rút về đêm.  Đặc biệt, tắm muối epsom có ​​thể giúp giảm đau cơ do muối Epsom chứa magie sunfat. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
  • Xoa bóp: Xoa bóp bắp chân hoặc bàn chân trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giảm tình trạng chuột rút vào ban đêm bằng cách thư giãn các cơ ở chân. 

Cách để giảm chứng chuột rút về đêm

Bị chuột rút về đêm, đặc biệt là trong khi ngủ gây đau đớn và khó chịu, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Hãy áp dụng ngay những biện pháp để có thể khắc phục tình trạng này bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.