Mẹ và Con - Bệnh loạn thần là một bệnh lý thần kinh gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có dấu hiệu ra sao và sẽ được điều trị như thế nào?

Bệnh loạn thần là tình trạng rối loạn thần kinh khiến người bệnh có những hành vi bất thường, thậm chí có thể tự làm tổn thương chính mình. Người mắc bệnh tâm lý thần kinh này cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt để tránh có những hành vi nguy hiểm với bản thân và xã hội.

Bệnh loạn thần là gì?

Loạn thần là một bệnh lý rối loạn thần kinh khiến người bệnh không thể tự kiểm soát suy nghĩ của mình. Thậm chí, người bệnh cũng không tự phán đoán hay suy nghĩ được những việc bản thân đã làm hay sẽ làm. Người mắc bệnh loạn thần cũng không thể tự điều khiển cảm xúc bản thân, thường xuyên có sự thay đổi đột ngột về mặt cảm xúc, tâm lý bất ổn.

Bệnh loạn thần được chia thành nhiều nhóm tùy theo biểu hiện và nguyên nhân của từng trường hợp. Cụ thể, các nhóm bệnh phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn hoang tưởng: Là một dạng bệnh lý nghiêm trọng, khiến người bệnh bị rối loạn thần kinh, không phân biệt được các trường hợp hoang tưởng và thực tế.
  • Rối loạn loạn thần chia sẻ: Người bệnh có triệu chứng hoang tưởng và tin vào những điều mà bản thân đang tưởng tượng ra, tin vào những điều mà người thân, bạn bè xung quanh chia sẻ.
  • Rối loạn loạn thần do sử dụng chất kích thích: Bắt đầu có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác sau khi dùng các chất kích thích.
  • Rối loạn loạn thần thứ phát sau các bệnh khác: Người bệnh bị bệnh loạn thần do bệnh lý não bộ gây ra, chẳng hạn như có khối u não hoặc chấn thương đầu.
  • Tâm thần phân liệt: Khiến người bệnh thường xuyên ảo tưởng hoặc hoang tưởng, từ đó dẫn đến các thay đổi về mặt hành vi. Bệnh kéo dài trên 6 tháng, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.
  • Rối loạn phân liệt cảm xúc: Người bệnh có triệu chứng giống với tâm thần phân liệt. Tuy nhiên với người bị rối loạn phân liệt cảm xúc thì còn có thêm biểu hiện rối loạn thần kinh, lưỡng cực nghiêm trọng.
  • Rối loạn dạng phân liệt: Người bệnh có những triệu chứng tâm thần phân liệt. Các triệu chứng này xuất hiện trong một thời gian ngắn hơn, thường dưới 6 tháng.
  • Rối loạn loạn thần ngắn: Người bệnh gặp căng thẳng, stress, áp lực tâm lý có thể có hành vi loạn thần trong thời gian ngắn, sẽ phục hồi nhanh.
  • Hoang tưởng paraphrenia: Là một dạng bệnh loạn thần thường gặp ở người già.

bệnh loạn thần là gì

Biểu hiện nhận biết bệnh loạn thần

2 triệu chứng chính của bệnh loạn thần là:

  • Ảo giác: Người bệnh có thể nghe, nhìn, cảm thấy, ngửi, nếm…. những thứ không tồn tại nhưng họ vẫn có cảm giác vô cùng chân thật. Trong đó, dạng ảo giác dễ gặp nhất đó chính là nghe thấy giọng nói không có thật.
  • Hoang tưởng: Người bệnh, đặc biệt là người già thường có những suy nghĩ, niềm tin mạnh mẽ vào một điều gì đó mặc dù điều này hoàn toàn trái với thực tế.

Bên cạnh đó, bệnh loạn thần còn có thể khiến người bệnh, đặc biệt là người già mắc một số triệu chứng như:

  • Có hành vi bất thường, tự gây nguy hiểm cho bản thân hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh
  • Suy nghĩ không rõ ràng
  • Gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như không thể tự vệ sinh cá nhân
  • Không có hứng thú với mọi hoạt động
  • Tâm trạng  thay đổi đột ngột, vui buồn thất thường, có thể đột nhiên hưng phấn hoặc trầm cảm

Biểu hiện nhận biết bệnh loạn thần

Nguyên nhân gây bệnh loạn thần

Bệnh loạn thần được xuất phát từ nguyên nhân nào? Cho đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, có một số yếu tố kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Vấn đề tuổi tác. Bệnh loạn thần thường dễ gặp ở người già hơn.
  • Yếu tố di truyền.
  • Người bệnh có thay đổi trong não.
  • Do sự thay đổi về hormones.
  • Tình trạng thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém.
  • Do người bệnh có những sự thay đổi trong não.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây bệnh loạn thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh loạn thần như thế nào?

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh loạn thần thì bác sĩ sẽ tiến hành quan sát hành vi của người bệnh cũng như hỏi thêm một số câu hỏi để kiểm tra sự ổn định về mặt tinh thần của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu, chụp MRI não để loại trừ một số bệnh thực thể hoặc một số nguyên nhân rối loạn do sử dụng chất kích thích.

Điều trị bệnh loạn thần

Dựa trên biểu hiện bệnh loạn thần của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị. Trong đó, phần lớn người bệnh được thực hiện điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc:

  • Trị liệu tâm lý: Người bệnh được điều trị ngoại trú, chỉ một số ít trường hợp nặng mới cần nhập viện để bác sĩ theo dõi và kiểm soát tình hình, hạn chế các hành vi không kiểm soát.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh loạn thần có thể được dùng thuốc chống loạn thần để kiểm soát các triệu chứng hoang tưởng, ảo tưởng, rối loạn thần kinh ở người bệnh. Thuốc có ít tác dụng phụ và người bệnh được sử dụng qua đường tiêm theo phác đồ điều trị 1-2 lần/tháng. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả tuyệt đối trong việc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Một số người bệnh cần phải sử dụng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài (và có thể là suốt đời). Nhưng cũng có trường hợp người bệnh giảm dần liều lượng dùng sau một thời gian sử dụng và sau đó dừng hẳn nếu các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Cần lưu ý rằng, việc ngừng uống thuốc đột ngột có thể khiến các triệu chứng bệnh tái phát và thêm nghiêm trọng.

điều trị bệnh loạn thần

Bệnh loạn thần vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất khi có các triệu chứng bất thường thì phải sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.