Mẹ&Con - Sau sinh, rất nhiều chị em bị bệnh hậu sản mòn. Bệnh hậu sản mòn nguy hiểm thế nào, cách khắc phục ra sao? Nhiễm trùng hậu sản dễ khiến sản phụ tử vong Tháng sau sinh: Coi chừng nhiễm trùng hậu sản

1. Bệnh hậu sản mòn là gì?

Bình thường, sau sinh phụ nữ thường khá mập mạp do tăng cân trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, có nhiều chị em sau sinh cơ thể lại khá mỏng manh mặc dù chẳng kiêng khem gì. Hiện tượng này chính là bệnh hậu sản mòn.

2. Nguyên nhân bệnh hậu sản mòn

Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này, đó là dinh dưỡng và yếu tố tâm lý trong quá trình mang thai cũng như sau sinh.

Về dinh dưỡng: Nếu sản phụ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng hoàn thành chức năng của mình.

Về tinh thần: Sản phụ không được chăm sóc tốt, thường xuyên phải làm việc vất vả, không nghỉ ngơi, suy nghĩ nhiều… khiến tinh thần bất ổn.

Ngoài ra, thêm các nguyên nhân phụ khác cũng đẩy mẹ mắc căn bệnh hậu sản mòn, đó là mẹ đang bị mắc một căn bệnh mãn tính nào đó hoặc không kiêng cữ sau sinh khi quan hệ tình dục quá sớm. Việc quan hệ tình dục trong thời gian tử cung chưa trở lai bình thường này dễ dẫn tới viêm nhiễm tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và gây ra bệnh hậu sản mòn.

Bệnh hậu sản mòn và những điều chị em cần biết 4

Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh hậu sản mòn, đó là sau sinh cơ thể mẹ gầy gò, xanh xao. (Ảnh minh họa) 

3. Biểu hiện của người mắc hậu sản mòn

– Người gầy ốm, xanh xao
– Kén ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng
– Đầu óc lúc nào cũng mệt mỏi, đau nhức, chỉ muốn nằm một chỗ
– Không có sữa hoặc có rất ít

4. Tác hại

– Khi người mẹ bị hậu sản mòn sẽ sản sinh ra nguồn sữa không đảm bảo chất dinh dưỡng cho con bú, để chúng phát triển khỏe mạnh, thông minh.
– Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cũng khiến sức đề kháng của mẹ giảm sút, dễ mắc bệnh.

5. Khắc phục bệnh hậu sản mòn sau sinh

Khi đã nắm được nguyên nhân dẫn tới bệnh hậu sản mòn, chị em sẽ dễ dàng khắc phục căn bệnh này.

Điều đầu tiên, đó là về chế độ dinh dưỡng. Chị em không nên kiêng khem quá mức, hãy tích cực bổ sung 4 nhóm thực phẩm chính (chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất).

Thứ hai, đó là về tinh thần. Hãy giữ tâm trạng luôn vui vẻ, đầu óc luôn lạc quan, tránh xa mọi suy nghĩ lo âu. Khoảng thời gian có con nhỏ là khoảng thời gian vô cùng bận rộn, vì vậy đừng cố gắng vắt kiệt sức mình phục vụ đứa trẻ. Hãy chia sẻ cùng những người thân trong gia đình để vừa gắn kết tình cảm yêu thương, vừa có thời gian thư giãn, chăm sóc bản thân.

Cuối cùng, đó là về thể chất. Tập thể dục tốt cho mọi lứa tuổi, câu nói này luôn luôn đúng. Sau sinh, các mẹ đừng làm biếng. Hãy chăm sóc bản thân mình bằng cách vận động cơ thể qua môn thể thao như yoga để tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe mau hồi phục nhé.

Bệnh hậu sản mòn tuy nguy hiểm, nhưng cách khắc phục cũng không hề khó khăn. Chúc các bạn thành công!

Tags:

Bài viết liên quan