Mẹ&Con – Theo thống kê, số lượng bé trai bị bệnh thận ứ nước nhiều gấp 4-5 lần so với bé gái. Đây là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ, phụ huynh cần phát hiện sớm để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.

Thận ứ nước là gì và nguyên nhân gây ra bệnh? 

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu không được đào thải ra ngoài mà đọng lại gây tắc nghẽn các mạch trong thận, khiến thận bị tổn thương hoặc sưng phù. Sự tắc nghẽn này thường xuất hiện ở niệu quản (các ống nối thận với bàng quang).

Thận ứ nước phần lớn là do bẩm sinh, bệnh xảy ra ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra: do sỏi, chấn thương đường tiết niệu, một số do có phẫu thuật trước đó, nếu do sỏi hay phẫu thuật thì gọi là ứ nước thận thứ phát, ngược lại là thận ứ nước nguyên phát.

Bệnh hay gặp nhiều ở bé trai, tỷ lệ này cao gấp 4-5 lần so với bé gái.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh, cách phát hiện và điều trị hiệu quả 4

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh

Khi mắc bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh, trẻ sẽ thường xuyên đau bụng, đặc biệt là sau khi trẻ uống nước. Trẻ uống càng nhiều nước thì cơn đau bụng càng dữ dội.

Tình trạng đau bụng sẽ kèm theo (hoặc không kèm theo) các triệu chứng khác như: nôn hoặc buồn nôn. Ngoài ra, khi trẻ bị thận ứ nước, trẻ thường đi tiểu ra máu. Sờ vào vùng bụng thấy có xuất hiện hố thận.

Nếu tình trạng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bệnh có thể dẫn đến suy thận và có những đợt nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Vì vậy, phụ huynh hãy chú ý quan sát trẻ để phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh, cách phát hiện và điều trị hiệu quả 5

Điều trị thận ứ nước ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Phương pháp điều trị được sử dụng cho bé sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và nguyên nhân gây ra bệnh. Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định:

  • Theo dõi: Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ theo dõi hệ thống thận của bé thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bé dùng thuốc kháng sinh liều thấp để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị thận ứ nước đối với những trường hợp nặng. Nếu thận ứ nước là do sỏi thận, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi.
    Ngoài ra, một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị thận ứ nước phổ biến nhất hiện nay là phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận – niệu quản qua nội soi sau phúc mạc.

Hẹp hoặc tắc đoạn nào trên đường tiểu sẽ gây ứ nước thận?

Bất kì đoạn nào dưới bể thận bị tắc, hẹp, gấp khúc đều dẫn tới ứ nước thận, nhưng hay gặp ở các vị trí sau:

  • Hẹp phần nối giữa thận và niệu quản
  • Hẹp chỗ niệu quản cắm vào bàng quang.
  • Trào ngược bàng quang – niệu quản
  •  Van niệu đạo sau.

Bài viết liên quan