Mẹ&Con – Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên khi thời tiết thay đổi thất thường dễ bị bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm. Để phòng cảm cúm cho con mời mẹ tham khảo những kiến thức dưới đây. Chăm sóc sức khỏe bầu trong mùa cúm Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh Ngăn cúm đến “thăm”

Cúm là gì?

Cúm là một loại bệnh nhiễm trùng ở mũi, cổ họng và phổi do vi-rút cúm gây nên. Có rất nhiều loại vi-rút cúm khác nhau và chúng có thể tồn tại trong bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất là vào mùa mưa.

Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé sơ sinh dưới 2 tuổi là những người dễ có nguy cơ bị cúm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Các triệu chứng cúm thường gặp ở trẻ

cum-tre

Trẻ bị cúm có thể bị ho, chảy nước mũi và nghẹt mũi (Ảnh minh họa)

Đối với các bé sơ sinh, khi bị cúm ngoài các triệu chứng như đau đầu, đau nhức bắp thịt khiến mẹ khó nhận biết, thì các triệu chứng thông thường sau cũng đang tố bé bị cúm:

– Bé sốt hoặc cảm sốt. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là không phải ai bị cúm cũng sốt.

– Cơ thể bé ớn lạnh và run rẩy.

– Bé ho, chảy nước mũi và nghẹt mũi.

– Bé có thể ói mửa hoặc tiêu chảy.

– Trông bé bơ phờ và mệt mỏi.

Đây là những triệu chứng giúp bạn có thể phân biệt với cảm lạnh, vì cảm lạnh thường chỉ có sốt, chảy nước mũi và ho một chút. Cúm thường khiến trẻ và người lớn cảm thấy khó chịu hơn một cơn cảm lạnh thông thường.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng nghiêm trọng của cảm cúm còn có các biểu hiện như nhiệt độ cơ thể bé tăng liên tục trên 38 độ C, chứng ho không cải thiện sau một tuần, thở nhanh hoặc khó thở, da xanh xao, uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít, nôn mửa liên tục và bé nằm yên một chỗ không muốn cử động.

Nguyên nhân gây bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Bệnh cúm do virut Orthomyxovirus influenza gây nên. Ở trẻ sơ sinh, cúm thường lây khi bé tiếp xúc với những người đang mắc cúm, thông qua ho hoặc hắt hơi gần bé, vi-rút cúm trong không khí sẽ có cơ hội vào đường hô hấp khi bé hít thở.

Điều trị cúm cho trẻ sơ sinh

điều trị cúm

Bé bị cúm nên được thăm khám bác sĩ (Ảnh minh họa)

Cho dù bé đang bị cúm ở mức độ nào thì bước đầu tiên mẹ phải cho bé đến thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này, các bác sĩ có thể sẽ kê cho bé đơn thuốc kháng vi-rút để hỗ trợ cho hệ miễn dịch đẩy lùi bệnh.

Sau khi thăm khám, bạn nên cho bé ở nhà, bổ sung nhiều nước và nghỉ ngơi. Nếu bé có thể ăn các chất rắn, mẹ hãy cung cấp các loại trái cây giàu vitamin C, cháo gà, súp gà nấu với hành để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể yếu ớt của bé. Tránh cho bé dùng nhiều đồ ngọt, thức ăn nhiều protein, lipit khiến cơ thể khó hạ sốt.

Thông thường, nếu chăm sóc đúng cách bệnh cúm của bé sẽ cải thiện trong vòng 3-5 ngày. Nhưng ở một số bé cơn ho vẫn có thể kéo dài trên hai tuần.

Phòng chống cúm cho bé

Các biện pháp phòng ngừa cúm cho bé sẽ bao gồm tiêm vắc-xin và vệ sinh cơ thể, môi trường xung quanh bé sạch sẽ.

Vắc-xin cúm

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả các bé sơ sinh tốt nhất nên tiêm chủng vắc-xin cúm bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Những bé sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi, nếu chưa được tiêm chủng ngừa thì mẹ nên đảm bảo những người bé tiếp xúc, gần gũi đều đã được tiêm chích ngừa.

Vệ sinh

Ngoài việc, tiêm vắc-xin chủng ngừa vi-rút cúm thì vệ sinh cơ thể và môi trường sống của bé cũng rất quan trọng.

Mẹ nên rửa tay cho bé bằng xà phòng và nước ấm. Bên cạnh đó, mẹ và những người thân khác trong gia đình cũng cần rửa tay thường xuyên với các loại xà phòng diệt khuẩn, trước khi ẵm bồng và chơi với bé.

Nếu trong gia đình có người bị cúm, mẹ nên cách ly hoàn toàn, cho bé đeo khẩu trang, lấy tay che miệng khi hắt hơi, ho và dùng khăn giấy tránh ho hoặc hắt xì hơi trực tiếp vào mặt bé.

Mẹ nên thường xuyên khử trùng bồn tắm, nhà bếp, đồ chơi… của bé.

Tags:

Bài viết liên quan