Bé từ 1-4 tuần đầu
Theo khuyến cáo củaMichelle LaRowe, tác giả của Ultimate Book of Lists thì ở giai đoạn này mẹ không cần quá bận tâm nếu bé có sụt đi một vài cân. Vì chỉ cần vài từ 10 -12 sau đó, bé sẽ lấy lại trọng lượng ban đầu mà thôi.
Bé 1-4 tuần tuổi sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn chính của bé (Ảnh Mẹ&Con)
Mẹ nên cho bé ăn gì: Giai đoạn sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là thức ăn chính của bé. Tuy nhiên, các các bác sĩ khuyến cáo nếu bé bị dị ứng khi bé bú sữa mẹ, thì người mẹ nên xem lại chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như cá ngừ, đậu phộng, tôm và nhóm hải sản có vỏ cứng, sữa bò… Mẹ nên tăng cường rau xanh và cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày để có đủ nguồn sữa tốt cho bé bú. Hoặc nếu bé đang uống công thức nếu bị dị ứng mẹ cũng nên thay sữa cho bé.
Bé 1 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng 1 tháng tuổi cho đến 6 tháng tuỗi, mỗi tháng em bé của bạn sẽ tăng chiều cao khoảng 25,4mm và cân nặng là từ từ 1000 -1200g/tháng (1-3 tháng tuổi), trẻ 4- 6 tháng tuổi tăng khoảng 600g, trẻ từ 6-12 tháng tăng từ 300 – 400g/tháng. Nếu mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bé sẽ tăng cân đều và đúng theo mốc quy định.
Mẹ nên cho bé ăn như thế nào để đảm bảo cân nặng?: Giai đoạn này sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là thức ăn chính của bé. Số lượng và nhu cầu sữa của mỗi bé không giống nhau, tuy nhiên các bác sĩ khuyên bé 1 tháng tuổi mẹ nên cho bé ăn từ 8-12 bữa trong ngày hoặc cứ 2-3 giờ cho bé ăn một lần.
Bé 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi nếu ăn uống đúng cách bé sẽ tăng cân đều đặn. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân mẹ nên cách cho bé ăn. Nếu bé bú sữa mẹ nên kiểm tra xem bạn đã biết cách cho con bú đúng cách chưa? Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có đảm bảo chưa. Trong trường hợp bé gặp khó khăn khi bú mẹ nên thay đổi lại tư thế cho bé bú, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Còn lý do bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nên cân đối lại thực đơn của bạn. Với những trẻ ăn sữa ngoài mẹ nên điều chỉnh lại cách cho bé ngậm núm vú, có thể hỗ trợ bé nếu bé gặp khó khăn trong việc ngậm và mút sữa bình.
Bé ăn gì: 2 tháng tuổi em bé của bạn vẫn chỉ được bú sữa mẹ và ăn sữa ngoài. Để giúp bé tăng cân lành mạnh, mẹ nên xây dựng chế độ ăn giàu dưỡng chất để có sữa tốt. Những bé ăn sữa ngoài nên chọn sữa phù hợp với bé. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lên thực đơn ăn và chọn sữa có thể gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.
Bé 3 tháng tuổi
Em bé tròn 3 tháng tuổi, việc tăng cân giảm từ 1200g/tháng còn xuống còn 300g/tháng. Trong tháng này bé sẽ tăng thêm được 0,9kg.
Bé ăn gì: 3 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức vấn là thức ăn chính của bé. Mẹ chỉ cho bé ăn thức ăn đặc khi bé tròn từ 4-6 tháng tuổi mà thôi. Vì cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Bé 4 tháng tuổi
4 tháng tuổi bé bắt đầu giữ thẳng mà không cần sự trợ giúp của mẹ hoặc người thân, bé cũng bắt đầu ngồi được nhưng vẫn phải có người giữ. Và ở giai đoạn này, bé yêu của bạn bắt đầu quan tâm đến thức ăn xung quanh và bé có dấu hiệu muốn ăn cái gì đó. Mẹ cũng có thể thử cho bé ăn thức ăn dặm. Nhưng nhớ chỉ ½ thìa thôi nhé. Nếu bé từ chối ăn thì không nên ép, chờ cho bé tròn 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm mẹ nhé.
Ảnh minh họa (Nguồn Mẹ&Con)
Cho bé ăn như thế nào: Ở tháng thứ 4 sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ă chính của bé. Tuy nhiên, mẹ có thể giới thiệu cho bé một số món ăn dặm để bé tập làm quen với thức ăn đặc. Nhưng nhớ là mỗi lần chỉ cho bé ăn ½ thìa để xem biểu hiện thế nào nhé. Nếu bé có dấu hiệu không thích ăn hoặc dị ứng mẹ nên ngừng lại và cho đến khi bé tròn 6 tháng tuổi mới tiếp tục tập cho bé ăn dặm tiếp nhé.
Bé 5 tháng tuổi
Bé từ 5-6 tháng tuổi em bé của bạn tăng gấp đôi trọng lượng lúc sơ sinh. Ở tháng thứ 5 cân nặng em của bạn phải duy trì mức từ: bé trai : 5.85 -9.04kg; bé gái: 5,9 – 8.8kg. Nếu em bé của bạn không duy trì được cân nặng ở mức này bạn nên tìm ra nguyên nhân gây thiếu cân và nên đi gặp bác sĩ để đo cân nặng và chiều cao, các bác sĩ sẽ tư vấn thêm.
Cho bé ăn gì: Ở tháng thứ 5 sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé. Tuy nhiên, mẹ có thể cho bé làm quen với trái cây, bột ăn dặm. Khi cho bé ăn mẹ cũng nhớ theo dõi biểu hiện của bé. Nếu bé thích thú với thức ăn đặc, mẹ nên duy trì cho bé ăn 1 bữa một ngày, mỗi lần ăn 1 thìa. Nhớ là không nên cho bé ăn dặm ngay, mà sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé nhé.
Bé 6 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, một tháng bé yêu của bạn sẽ tăng thêm 25,4mm chiều dài và khoảng từ 300-400g/tháng. Và ở thời điểm này, sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Vậy nên đây lúc mẹ nên cho bé tập làm quen với thức ăn đặc.
Bảng cân nặng chiều cao cân nặng cho bé từ 0-8 tuổi theo chuẩn của WHO
Cho bé ăn gì: Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, trong giai đoạn này, mẹ nên tập cho bé ăn dặm bằng bột ăn dặm có sẵn hoặc tự xay bột ăn dặm với một ít thịt nạc xay nhuyễn. Mẹ nên cho bé làm quen với thức ăn mới từ từ 3-4 ngày mới chuyển sang thực phẩm khác. Khi cho bé ăn thức ăn mới nếu trẻ có biểu hiện lạ như bị tiêu chảy, dị ứng nổi mẩn, táo bón mẹ nên ngừng cho bé ăn thực phẩm đó trong một thời gian. Nhớ là cho bé ăn từ ít sau đó tăng dần khẩu phần lên. Và sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé 6 tháng tuổi các mẹ nhé. Đừng vội cai sữa nếu sữa mẹ vẫn còn nhiều và bé vẫn thích sữa mẹ nhé.
Bé 7 tháng tuổi
Bé 7 từ 7 tháng tuổi mỗi tháng ít nhất sẽ tăng 1,3kg và cuối tháng này nếu em bé của bạn không tăng được 2,7kg nên tìm đến bác sĩ dinh dưỡng để có được lời khuyên thỏa đáng.
Bé nên ăn gì: Giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột vẫn là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung thịt và trái cây cũng như rau xanh vào bột ăn dặm của bé. Tuy nhiên, chỉ được thêm một lượng nhỏ, vừa phải, và khi cho bé ăn thức ăn mới cũng nên theo dõi biểu hiện của bé sau đó.
Bé 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, em bé của bạn tăng trọng lượng gấp 3 lần sơ sinh, bé cũng đã có những bước phát triển khác về thể chất và trí não.
Mẹ nên cho bé ăn gì: Giai đoạn này, sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là một phần dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bé. Bước vào tháng thứ 8 mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với những thức ăn cầm tay. Và có thể thêm một ít rau củ vào bát bột hoặc cháo ăn dặm của bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ được thêm một lượng nhỏ thôi nhé, nên cho bé ăn một loại rau trong vòng 3-4 ngày đồng thời theo dõi biểu hiện của bé. Nếu có dấu hiệu thất thường nên ngừng lại ngày, chờ vài tháng nữa mới cho bé ăn trở lại.
Bé 9 tháng tuổi
Để bé tăng cân khỏe mạnh, giai đoạn này bạn nên xây dựng các bữa ăn nhẹ cho bé. Cứ 2-4 giờ cho bé ăn nhẹ với trứng, rau củ hấp hoặc một mẩu bánh mì nhỏ. Việc duy trì các bữa ăn dặm khoa học đều đặn sẽ giúp bé yêu của bạn hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Nhờ đó phát triển cân nặng cũng tốt hơn.
Nên cho bé ăn gì?: Bữa ăn nhẹ của bé với lựu, chuối thái hạt lựu, rau hấp xây nhuyễn trộn với thịt.
Bé 10 tháng tuổi
Bước vào tháng thứ 10 em bé của bạn đã biết bò, thậm chí có thể tự vin tay ghế, tường để đứng dậy và chập chứng vài bước nhỏ. Vậy nên, giai đoạn này bạn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bé có thể tăng được một trọng lượng nhất định. Vì đây là giai đoạn bé bứt phá để phát triển chiều cao và cân nặng.
Bé ăn gì: Ở tháng thứ 10 bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn những loại trái cây rắn như táo, lê. Sữa mẹ và sữa bột vẫn là thứ bé cần tuy nhiên bạn có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua để tăng lợi khuẩn đường tiêu hóa cho bé.
Bé 11-12 tháng tuổi
1 tuổi em bé của bạn đã bắt đầu bước những bước đi chập chứng đầu tiên. Giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành thói quen ăn uống như người lớn. Bé sẽ không còn thức đêm để ăn nữa, số bữa ăn cũng giảm dần. Giai đoạn này, trọng lượng cơ thể của bé giai đoạn này có thể tăng gấp 3 lần lúc mới sinh.
Mẹ nên cho bé ăn gì: Bắt đầu từ 1 tuổi mẹ vẫn cho bé ăn cháo nhưng thực đơn nên đa dạng hơn. Ngoài thịt cá, mẹ nên thêm rau xanh và các loại củ vào món ăn của bé. Với một số bé mẹ có thể tập cho bé ăn cơm nhão. Và nên duy trì cho bé uống sữa ngoài để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
B.N