Mẹ&Con - Bé ra nhiều mồ hôi đầu khiến các mẹ lo lắng không biết con mình có đang mắc bệnh gì không và cách khắc phục tình trạng này cho trẻ như thế nào… Để giải đáp các thắc mắc của mẹ, bài viết dưới đây xin cung cấp những thông tin hữu ích cho mẹ. Cách xử lý chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ 3 món cháo trị mồ hôi trộm cho bé ngày hè Phân biệt mồ hôi sinh lý với mồ hôi bệnh lý

Do đâu mà bé ra nhiều mồ hôi đầu?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ là: do sinh lý và do bệnh lý.

Bé đổ mồ hôi do sinh lý

Ở trẻ sơ sinh, hệ thần kinh đại não chưa phát triển hoàn thiện, bé lại đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh hơn người lớn. Do vậy, chỉ với một chút kích thích nhẹ như nhiệt độ bên ngoài hơi nóng là cơ thể bé sẽ nóng theo ngay và đổ mồ hôi đầu là cơ chế tự nhiên giúp bé điều chỉnh thân nhiệt lúc này.

Ngoài ra, khi ngủ, đầu bé cũng chỉ ở một vị trí cố định, không thể dịch chuyển một cách tự do như người lớn dẫn đến đầu “ủ” quá lâu, dễ bị nóng và sinh mồ hôi trộm. Tương tự như vậy, khi bé ăn hay bú sữa, đầu bé được kê “đỡ” bởi lòng bàn tay ấm áp của mẹ, kết hợp với sự bí trên đầu cùng việc phải tiêu tốn nhiều năng lượng để tiêu hóa cũng dẫn đến tỏa nhiệt nhiều và đổ mồ hôi ở vị trí này.

bé ra nhiều mồ hôi đầu

(Ảnh minh họa)

Bé đổ mồ hôi do bệnh lý

Bé ra nhiều mồ hôi đầu quá mức vào bất kỳ thời điểm nào có thể là dấu hiệu đáng lo của một số loại bệnh lý sau:

+ Trẻ thiếu canxi: Trẻ ra mồ hôi đầu vào ban đêm kèm các hiện tượng như quấy khóc về đêm, trằn trọc khó ngủ, rụng tóc vành khăn hoặc chậm mọc răng có thể cảnh báo cơ thể bé đang thiếu hụt canxi.

+ Trẻ bị sốt: Khi bé đổ mồ hôi đầu còn có thêm hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi thì mẹ cần kiểm tra xem bé có đang sốt không nhé!

+ Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể đổ mồ hôi đầu nhiều đi kèm bú kém, chậm tăng cân và dễ mệt mỏi.

+ Trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm: Các bé mắc bệnh này thường ra nhiều mồ hôi ở đầu, đặc biệt là vào thời điểm bú mẹ hoặc sau khi ngủ dậy, mà không liên quan đến thời tiết. Với các bé bị còi xương còn có biểu hiện thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà và chân vòng kiềng. Nếu mắc lao sơ nhiễm, bé sẽ có hiện tượng ho kéo dài, ăn uống kém và Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm.

Cách khắc phục hiện tượng trẻ đổ mồ hôi đầu

Với trường hợp bé đổ mồ hôi đầu do vấn đề sinh lý thì mẹ không cần quá lo lắng. Để cải thiện tình trạng, mẹ chỉ cần tạo một phòng ngủ thông thoáng cho bé, đồng thời cho bé uống đủ nước mỗi ngày và chú ý lau khô mồ hôi thường xuyên để bé không bị cảm lạnh.

Nếu bé đổ mồ hôi đầu liên quan đến một số bệnh lý, mẹ cần có những biện pháp khắc phục phù hợp:

Do thiếu canxi: Mẹ có thể tăng cường thực phẩm dồi dào canxi từ sữa, các chế phẩm của sữa, hải sản, bông cải xanh, đậu phụ, cam, chuối… vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Ngoài ra, để cơ thể bé hấp thụ canxi dễ dàng hơn, mẹ cũng cần cho bé tắm nắng 15-20 phút vào mỗi buổi sáng.

Do một số bệnh lý khác: Nếu bé ra nhiều mồ hôi đầu do vấn đề bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có sự tư vấn hợp lý. Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ luôn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm nhiều rau quả có tính mát như rau má, rau ngót, cải ngọt, mướp đắng, bí đao, cam, quýt… và hạn chế thực phẩm sinh nhiệt như mít, sầu riêng, thức ăn nhiều dầu mỡ.

Tags:

Bài viết liên quan