Mẹ&Con – Trẻ hay ra mồ hôi trộm, ngủ không ngon, hay giật mình là nỗi lo lắng của các bà mẹ. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây, mẹ nhé! Cách xử lý chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ Cách làm gối lá đinh lăng chống đổ mồ hôi trộm cho bé Phân biệt mồ hôi sinh lý với mồ hôi bệnh lý

Cho bé tắm nắng

Thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ra mồ hôi trộm. Vì vậy, việc bổ sung vitamin D cho trẻ rất quan trọng để khắc phục hiện tượng này. Tuy nhiên, vitamin D được hấp thu qua đường tiêu hóa rất ít. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên mẹ nên cho bé tắm nắng mỗi ngày để nhận được nguồn vitamin D tự nhiên trong ánh nắng. Thời điểm tắm nắng cho bé tốt nhất thường là 7-9 giờ hoặc 15-17 giờ trong ngày. Lúc này, ánh nắng không quá gắt, tia cực tím cũng ít nhưng lại dồi dào vitamin D có lợi cho sức khỏe.

Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ

Với các bé đổ mồ hôi trộm nhưng vẫn ăn uống, ngủ nghỉ bình thường, mẹ có thể lưu ý đến môi trường xung quanh bé. Cho bé ngủ nơi rộng, thoáng, quần áo thoải mái và có khả năng thấm hút cao. Ngoài ra, khi bé đổ nhiều mồ hôi, mẹ cũng cần dùng khăn lau người cho bé, đồng thời thay áo cho bé, tránh để mồ hôi thấm ngược vào cơ thể dẫn đến cảm lạnh.

trẻ hay ra mồ hôi trộm  

Trẻ thường xuyên đổ mồ hôi trộm cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sự phát triển. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng hợp lý

Thực đơn trẻ hay ra mồ hôi trộm nên tăng cường thực phẩm có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt, đồng thời hạn chế cho bé ăn đồ ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển… hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài… Các loại món ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa càng làm bé đổ nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, còn có một số món cháo giúp trị mồ hôi trộm ở trẻ, mẹ có thể tham khảo dưới đây:

Cháo trai

Ngâm 5 con trai loại vừa trong nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng, rồi vớt ra rửa sạch và đem luộc chín

Khi trai chín, nhặt ruột trai, thái nhỏ, ướp gia vị và xào thơm.

Đổ nước luộc trai vào 50g gạo tẻ cùng 50g gạo nếp và ninh thật nhừ.

Cháo chín, cho trai, 30g lá dâu non thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị vừa và chờ cháo trai sôi trở lại là được.

Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần khi đói, ăn liên tục trong vòng 4-5 ngày để giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm.

Cháo nếp cẩm

Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể xay bột nếp cẩm hòa với cháo hoặc bột ăn dặm của bé. Mỗi bữa ăn, cho vào ½ muỗng cà phê bột gạo nếp cẩm còn nguyên cám.

Nếu bé lớn, mẹ có thể cho một nắm gạo nếp cẩm vào món cháo thông thường hoặc nấu thành xôi để cho bé ăn.

Mẹ cho bé ăn món này trong vòng vài tuần, mồ hôi trộm ở bé sẽ dần cải thiện.

Cháo gốc hẹ

Mẹ dùng 30g gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa thật sạch, giã nhỏ và lọc lấy 200ml nước cốt.

Băm nhỏ 50g thịt lợn nạc, ướp bột gia vị và xào chín.

Đem 50g gạo nấu thành cháo chín nhuyễn, thêm nước gốc hẹ vào quấy đều, sau đó cho thịt lợn vào đảo đều, cháo sôi lên là có thể cho bé dùng.

Với món cháo gốc hẹ, mẹ có thể cho bé ăn mỗi ngày 1 lần và ăn liên tục trong 2-3 ngày. Nếu bé chưa ăn được, mẹ có thể lọc lấy nước cho bé uống.

Lưu ý: Trường hợp trẻ hay ra mồ hôi trộm còn kèm theo một số triệu chứng khác như hay sốt, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi… thì mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ để bé được kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp hơn nhé!

Tags:

Bài viết liên quan