Mẹ&Con –Trẻ nhỏ đang ngủ tự nhiên khóc thét vào ban đêm không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, mà còn cảnh báo một số dấu hiệu bệnh lý. 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ 5 lưu ý về chăm trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh thường ngủ không ngon giấc, hay giật mình và khóc thét vào chiều tối hoặc ban đêm. Thời gian khóc của bé thường kéo dài khoảng 5 – 30 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần. Hiện tượng bé khóc thét khi đang ngủ có thể chỉ là do sinh lý bình thường, nhưng trong một số trường hợp sẽ là dấu hiệu bệnh lý. Mẹ chớ nên xem thường nhé!

 be-khoc

Bé sơ sinh khóc thét khi đang ngủ, mẹ chớ xem thường. (Ảnh minh họa)

Về sinh lý, trong dân gian gọi là khóc dạ đề hay khóc dã tràng và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi.

Nguyên nhân đầu tiên của chứng khóc dạ đề này có thể là do mẹ cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày làm ban đêm bé khó chịu, ngủ không ngon và dễ tỉnh giấc, quấy khóc. Thứ hai là do mẹ chưa cho bé bú bữa phụ trước khi ngủ, khiến bé đói, giật mình và khóc thét tìm vú mẹ. Ngoài ra, bé khóc còn vì giác quan của bé chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ và để giải tỏa điều này, bé sẽ khóc thét đến khi thích nghi và quen dần. Ở một số bé, do nhu động ruột chưa hoàn thiện gây ra các cơn đau bụng cũng sẽ làm bé khóc thét lên vào ban đêm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ kết thúc khi bé hơn 6 tháng tuổi, thời điểm mà hệ tiêu hóa hoàn thiện và ổn định hơn.

Thế nhưng, ngoài các nguyên nhân trên đây, bé khóc thét khi đang ngủ cũng có thể xuất phát từ một vài bệnh lý như:

bị nhiễm giun kim: Giun kim thường hoạt động vào ban đêm khiến bé ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn. Lúc này cơ thể bé sẽ phản ứng lại bằng cách khóc thét.

Bé bị dị ứng thức ăn: Cơ thể bé có thể không dung nạp với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đôi khi, bé bị dị ứng với một số món ăn mà mẹ hấp thụ. Ngoài ra, bé không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa, cũng là nguyên nhân khiến bé khó chịu vào ban đêm.

Bé thiếu hụt canxi: Nếu bé thường xuyên đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn sau gáy và mọc răng muộn thì rất có thể bé đang thiếu hụt canxi. Điều này cũng có thể khiến bé hay giật mình tỉnh giấc và khóc thét khi đang ngủ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý quan sát mồ hôi của bé là vào thời điểm không bú sữa. Bởi lẽ việc bú sữa có thể khiến bé đổ mồ hôi ở đầu do phải dùng lực để bú.

Bé bị áp lực tâm lý: Mẹ nên biết rằng, bé sơ sinh nghe quá nhiều tiếng ồn sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu dần hình thành nỗi ám ảnh trong tâm trí. Nỗi ám ảnh này có thể làm cho giấc ngủ của bé trở nên chập chờn và thường giật mình, khóc thét vào ban đêm.

Cách khắc phục tật khóc thét của bé khi đang ngủ

Tùy vào nguyên nhân của tình trạng bé khóc thét khi đang ngủ mà mẹ cần tìm những biện pháp khắc phục khác nhau.

– Trường hợp bé bú mẹ và bị dị ứng sữa, mẹ cần xem lại thực phẩm mà mình hấp thụ, nhất là các thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, đậu nành, lúa mạch, đậu phộng và các loại hải sản. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý đến một số thực phẩm khiến dạ dày bé khó chịu như bắp cải, súp lơ và sô-cô-la.

– Nếu bé uống sữa công thức, mẹ thử thay thế loại sữa công thức khác. Với sữa công thức, mẹ cũng cần để ý đến thành phần protein có trong sữa (một thành phần dễ làm cơ thể bé bị dị ứng).

– Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, mẹ nên hạn chế bằng cách giúp bé tăng vận động phù hợp với độ tuổi. Chẳng hạn như, đẩy xe bé đi vòng quanh trong nhà, cầm tay chân bé lắc lư nhẹ nhàng hay nói chuyện, cười đùa với bé nhiều hơn.

– Tạo âm thanh, tiếng động nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại để bé thư giãn và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đó có thể là tiếng kim đồng hồ chạy, tiếng tủ lạnh hay tiếng quạt…

– Để bé không bị đói và tỉnh giấc, khóc thét vào ban đêm, mẹ cũng nên cho bé bú sữa no trước khi ngủ.

– Trường hợp bé khóc thét khi đang ngủ nghi là dấu hiệu bệnh lý, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ sớm.

Tags:

Bài viết liên quan