Mẹ&Con - Một cô bé 4 tuổi ở Anh gặp một biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu và đã phải rất khó khăn mới giữ được đôi chân của mình. Bố mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến căn bệnh này và chủ động phòng tránh để bảo vệ thiên thần của mình nhé! 8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi Giải đáp 6 thắc mắc về thủy đậu trong thai kỳ Giúp bé yêu tránh 'dính' thủy đậu trong những ngày thời tiết chuyển mùa

Một buổi sáng như thường lệ, cô bé 4 tuổi tên Bo sống ở Worcester, bang Massachusetts (Mỹ) thức dậy và vô cùng hoảng hốt khi nhìn thấy những vết bầm tím nổi lên khắp hai chân. Cha mẹ Bo đã đưa cô bé tới bệnh viện Hoàng gia Worcestershire và được các bác sĩ chẩn đoán em bị phát ban xuất huyết đột ngột (purpura fulminans), một căn bệnh hiểm nghèo hiếm gặp và là biến chứng của bệnh thủy đậu.

Bé gái suýt phải cắt bỏ đôi chân vì biến chứng của bệnh thủy đậu 5

Bé Bo và mẹ – bà Julia

Khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh bị thiếu hụt hụt protein S, một chất ngăn ngừa đông máu do phải sản sinh các kháng thể để chống lại virus thủy đậu. Hậu quả xấu nhất là các cục máu đông sẽ hình thành dưới da, dẫn đến hoại tử chỉ sau vài giờ.

Ngày hôm sau, cha mẹ cô bé kinh hoàng khi phát hiện những vết bầm đen khổng lồ đã phủ kín hai chân con gái. Nhận thấy tình hình vô cùng nghiêm trọng, Bo đã được chuyển đến chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Nhi Birmingham.

Trong quá trình điều trị, Bo đã rất đau đớn khi phải trải qua 12 lần dùng thuốc gây mê, 3 lần ghép da, nhiều lần trao đổi huyết tương và được chuẩn đoán có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tay chân, thậm chí là tử vong… Tuy vậy, cuối cùng điều kì diệu cũng đến với Bo. Em vẫn giữ được đôi chân của mình, dù phải ngồi xe lăn và tập đi lại trong vòng 10 tuần và bó chân trong đôi tất nén gần 1 năm.

Bé gái suýt phải cắt bỏ đôi chân vì biến chứng của bệnh thủy đậu 6

Bo suýt phải cắt bỏ đôi chân vì biến chứng của bệnh thủy đậu.

Câu chuyện của Bo là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ về bệnh thủy đậu với những biến chứng khó lường. Để hạn chế đến mức thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra, bố mẹ nên chú ý đến việc chủng ngừa cho trẻ và cả chính mình để cắt đứt đường lây lan.

Theo khuyến cáo của Ủy ban An toàn Tư vấn Tiêm chủng Hoa Kỳ: Đối với trẻ từ 1- 12 tuổi, nên tiêm vắc-xin chủng ngừa 1 liều và liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4-6 tuổi. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Mẹ&Con khuyên bạn đừng chủ quan với những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì chúng có thể cướp đi con bạn bất cứ lúc nào.

Tags:

Bài viết liên quan