Mẹ&Con – Chỉ sau một đêm bị sốt, tứ chi của em bỗng dưng tím đen rồi dần hoại tử chân và cả hai bàn tay khiến ai nhìn cũng phải xót xa… Coi chừng hoại tử tinh hoàn khi con kêu đau vùng kín Bé trai 4 tuổi bị hoại tử da vì đắp lá chữa bỏng nước sôi Bé bị hoại tử ngón chân chỉ vì sợi tóc rụng của mẹ

Đó là trường hợp của bé Anh Thư (3 tuổi), ngụ ở Lai Châu. Mới đây, hình ảnh đôi bàn chân tím đen của em được mọi người thay nhau lan truyền trên mạng xã hội. Thoạt nhìn, có người cho rằng bé mắc bệnh than nhưng một số khác lại bảo bé bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Liên hệ với các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, Anh Thư được bệnh viện tỉnh Lai Châu chuyển đến trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng. Đồng thời, bé bị hoại tử chân, tay, buộc phải thở máy và dùng nhiều loại kháng sinh. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sĩ xác định bé bị tắc mạch ngoại vi ở các chi do nhiễm khuẩn huyết, dẫn đến hoại tử.

Sau một thời gian tập trung cứu chữa, mặc dù cứu được tính mạng bé thoát khỏi lưỡi hãi tử thần nhưng vẫn không thể giữ lại được đôi bàn chân và bàn tay của bé. Hiện tại, các bác sĩ đã tháo khớp tay của bé. Ít thời gian sau, khi sức khỏe của bé được ổn định sẽ tiến hành tháo khớp đôi chân.

Bé gái 3 tuổi hoại tử chân tay sau một đêm bị sốt 4

Đôi chân của bé Anh Thư đã bị hoại tử. 

Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết có thể xuất phát từ một vết xước trên da, vết côn trùng đốt hay viêm răng, viêm họng… Từ những tổn thương này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và gây nên tình trạng nhiễm trùng, hoại tử chân, tay.

Người nhà của bé Anh Thư cho hay, bé vốn rất khỏe cho đến khoảng một tháng trước, bé bỗng dưng ăn kém rồi bị sốt. Gia đình nghĩ đơn thuần bé chỉ ốm vặt do thay đổi thời tiết nhưng uống thuốc mãi, bé vẫn không khỏi bệnh. Sau đó, bé sốt cao, ngủ li bì, sau khi ngủ dậy tay chân còn xuất hiện vết phồng như bỏng nước và tím đen. Cảm thấy bất an nên gia đình mới vội đưa bé đi khám thì đã quá muộn…

Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết là tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, vi khuẩn viêm màng não mủ, vi khuẩn đường ruột…

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra mọi trẻ em, nhất là những trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của căn bệnh này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Heamophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…

Dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết thường là sốt cao hoặc nhiệt độ hạ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, bạch cầu tăng, trẻ đi tiểu buốt, són tiểu, tiểu nhiều lần (nhiễm khuẩn đường tiết niệu); cũng có thể tiêu chảy ra máu (nhiễm khuẩn đường ruột). Nguy cơ bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…

Để phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết cũng như trường hợp hoại tử chân tay của bé Anh Thư, tốt hơn hết bố mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.

Tags:

Bài viết liên quan