Mẹ&Con - Trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với các loại vi khuẩn kém nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Với những bà mẹ trẻ, lần đầu tiên sinh nở, chưa có nhiều kinh nghiệm để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở con mình thì đây là những điều bạn rất nên đọc đấy! 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh Kiến thức cần biết về trẻ sơ sinh

“Con đường” nào dẫn đến nhiễm khuẩn sơ sinh?

– Đường máu:

Vi khuẩn đi qua đường máu trong các trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn bánh nhau gây nên nhiễm khuẩn huyết thai nhi với các ổ khu trú thứ phát ở gan, màng não…

– Đường qua màng ối:

Vi khuẩn qua màng ối trong các trường hợp vỡ ối sớm hoặc vi khuẩn đi lên trong tháng cuối của thời kỳ mang thai do viêm nhiễm phụ khoa, gây nhiễm khuẩn ối. Bé sẽ bị nhiễm khuẩn do hít phải nước ối nhiễm khuẩn (qua đường hô hấp), do nuốt phải nước ối nhiễm khuẩn (qua đường tiêu hóa) hoặc qua da – niêm mạc do tiếp xúc với nước ối bị nhiễm khuẩn.

kinh-nghiem-de-phat-hien-som-dau-hieu-nhiem-trung-o-tre-so-sinh

– Đường âm đạo:

Bé có thể bị nhiễm trùng sơ sinh trong quá trình sinh, khi thai nhi đi qua tử cung, âm đạo nhiễm khuẩn sẽ tiếp xúc với vi khuẩn qua da và niêm mạc, hô hấp.

Mẹ cần biết rằng, trẻ có thể nhiễm khuẩn sơ sinh từ quá trình trước khi sinh, trong khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Cụ thế, trẻ có thể nhiễm khuẩn sớm trong vòng 5 tháng đầu của thời kỳ mang thai. Lúc này vi khuẩn thường qua đường máu gây nên nhiễm khuẩn thai. Ngoài ra, có thể nhiễm khuẩn muộn sau 5 tháng của thời kỳ mang thai, vi khuẩn qua đường máu hoặc đường đi lên (như nhiễm khuẩn ối do vỡ ối sớm).

Trong khi sinh, nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra do vỡ ối sớm và để lâu hơn 12 giờ. Lúc này nước ối đã bị nhiễm khuẩn nặng và dễ dàng ảnh hưởng đến trẻ. Khi người mẹ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới hoặc các dụng cụ sản khoa không vô khuẩn cũng sẽ làm trẻ nhiễm khuẩn trong quá trình chào đời.

Cuối cùng, có những trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ngay sau khi chào đời chính là do cán bộ y tế không vô khuẩn tiếp xúc với trẻ hoặc lồng ấp, dụng cụ y tế không vô khuẩn. Nhiễm khuẩn càng dễ xảy ra trên các trẻ có đặt cathéter, ống nội khí quản…

Các thể nhiễm trùng sơ sinh mẹ cần cảnh giác

Một số loại nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp như: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng niêm mạc và tưa miệng. Trong đó nhiễm trùng huyết là khó phát hiện nhất, còn các loại nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác tương đối dễ phát hiện. Thậm chí, như tưa miệng còn xem là phổ biến và gặp thường xuyên.

– Nhiễm trùng huyết:

Tác nhân gây nhiễm trùng huyết nguyên phát thường là: Streptococcus nhóm B, E.coli, Listeria. Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thay đổi theo từng đơn vị chăm sóc trẻ, thường là: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Klebsiella…

Nhiễm trùng huyết sớm thường là hậu quả của nhiễm khuẩn mẹ lây sang con, nhiễm trùng huyết muộn thường là nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Đây là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.

Điều trị nhiễm trùng huyết cần bắt buộc thực hiện tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình hình của trẻ để có thể có “ứng phó” kịp thời. Ngoài ra, còn cần điều trị theo triệu chứng, chống trụy mạch cho trẻ bằng cách truyền dịch, thuốc trợ tim, chống suy hô hấp cấp bằng oxy liệu pháp, hô hấp viện trợ, chống rối loạn đông máu bằng Plasma tươi và truyền các yếu tố đông máu.

Nếu trẻ mắc các triệu chứng sau rất có thể đã bị nhiễm khuẩn sơ sinh

Nhiệt độ không ổn định (sốt hoặc hạ nhiệt độ), da tái, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, vàng da sớm, phù cứng bì, viêm rốn. Nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút, huyết áp động mạch giảm, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài trên 3 giây.

Trẻ tím tái, thở nhanh, thở rên, ngừng thở. Biểu hiện ở thần kinh, trẻ tăng hoặc giảm trương lực cơ, bị kích thích, co giật, thóp phồng. Trẻ bỏ bú, chướng bụng, nôn, tiêu chảy, gan, lách to.

– Nhiễm trùng da:

Hay xảy ra trong tuần thứ nhất hoặc tuần thứ hai sau sinh. Trên da trẻ xuất hiện nốt mủ bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn, đều nhau, mụn nông. Lúc đầu dịch trong, sau có ít mủ đục. Sau 2-3 ngày mụn khô, để lại vảy trắng dễ bong.

Vị trí thường gặp ở trán, gáy, nách, bẹn. Đây là nhiễm trùng lành tính. Nếu điều trị tích cực trẻ sẽ nhanh khỏi và không bị bội nhiễm. Việc điều trị sẽ tiến hành kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

Điều trị nhiễm khuẩn dạng này cần tắm toàn thân cho trẻ bằng nước pha thuốc tím cực loãng kết hợp chấm xanh methylen lên vùng da nổi mụn. Nếu tổn thương lan rộng, hoặc bội nhiễm dùng kháng sinh toàn thân.

kinh-nghiem-de-phat-hien-som-dau-hieu-nhiem-trung-o-tre-so-sinh

– Viêm da bong (hội chứng Ritter):

Nguyên nhân là do tụ cầu, xảy ra vào đầu tuần sau sinh. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu điều trị không tích cực có thể tử vong sau 2-3 ngày. Tổn thương lúc đầu là những mụn mủ xung quanh miệng, sau lan tỏa toàn thân. Lớp thượng bì bị nứt, bong ra từng mảng, để lại vết trợt đỏ, ướt huyết tương.

Nếu không kịp thời điều trị, toàn thân trẻ sẽ bị nhiễm trùng nhiễm độc nặng, suy sụp, sốt cao, mất nước. Có thế kèm nhiễm khuẩn các phủ tạng, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng máu…

Điều trị bệnh cần dùng kháng sinh sớm, mạnh, phối hợp như nhiễm trùng huyết, ngoài ra cần truyền nước và điện giải. Quá trình chăm sóc trẻ phải bảo đảm tuyệt đối vô trùng.

– Nhiễm trùng rốn:

Rốn là nơi tiếp nhận chất bổ dưỡng nuôi cơ thể em bé khi còn trong bụng mẹ. Khi sinh ra, trẻ sẽ mất một khoảng thời gian cho quá trình lành rốn và rụng. Tuy nhiên, việc chăm sóc rốn cho em bé nếu không cẩn thận, không đảm bảo vệ sinh sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn.

Biểu hiện bệnh là rốn thường rụng muộn, ướt, có mùi hôi. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy toàn thân, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa. Điều trị bệnh cần để rốn hở, giữ sạch, không cho phân, nước tiểu, nước bẩn thấm vào. Rửa rốn hàng ngày bằng cồn iod 0,5-1%. Nếu có mủ thì rửa bằng oxy già, bôi cồn iod và kháng sinh toàn thân.

– Nhiễm trùng niêm mạc:

 

Nhiễm trùng sơ sinh được định nghĩa là nhiễm trùng bé mắc phải ngay sau khi chào đời hoặc trong vòng 28 ngày đầu tiên sau khi sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh. Trong đó, nguyên nhân cụ thể nhất chính là lây qua đường máu, truyền từ mẹ sang con.

 

Khi trẻ có biểu hiện nhắm mắt, nề đỏ mi mắt, tiết nước hoặc chảy mủ thì có thể là triệu chứng nhiễm trùng niêm mạc. Nguyên nhân do lậu cầu (thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 sau sinh), chlamydia trachomatis (thường xuất hiện vào ngày thứ 5-15 sau sinh), hoặc một số loại vi khuẩn khác (thường xuất hiện vào ngày thứ 1-2 sau sinh).

Để điều trị bệnh, cần rửa mắt hàng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%. Tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp nhất cho bé. 

Có thể ngăn ngừa nhiễm trùng sơ sinh không?

Câu trả lời là có. Khi bạn đã biết rõ các nguyên nhân thì bạn có thể phòng ngừa đến trên 70% các nguy cơ ấy. Cụ thể như mẹ phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ăn đủ và ăn đúng để cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết, nhất là các chất giúp tăng cường sức đề kháng.

Môi trường sống của trẻ sơ sinh nên thoáng đãng, gọn gàng, vừa đủ ánh sáng và khí trời. Những việc nho nhỏ này tưởng bình thường nhưng sẽ giúp bé của bạn hạn chế được rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh đấy. 

Trước khi mang thai cũng như trong suốt chín tháng thai kỳ, mẹ nên có sự chuẩn bị thật tốt cho sự chào đời của một em bé khỏe mạnh. Những việc nên làm và có thể làm là nên khám phụ khoa trước khi mang thai. Nếu có những bệnh lý về phụ khoa, đường tiết niệu, nhiễm trùng bộ phận sinh dục thì cần được điều trị dứt điểm, kiên trì. Trước khi khám thai, mẹ cũng cần đi chích ngừa các bệnh như Rubella, viêm gan siêu vi B, thủy đậu… Nên coi trọng việc vệ sinh vùng kín, cũng như vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ” vì đây là những yếu tố rất quan trọng với sức khỏe sinh sản phụ nữ.

Trong chín tháng thai kỳ, cần chăm sóc kỹ vệ sinh bản thân, duy trì việc khám phụ khoa, khám thai định kỳ đều đặn, thử nước tiểu mỗi 3 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên đề phòng việc vỡ ối sớm, vỡ ối non vì những điều này đều có thể dẫn đến nguy cơ cho bé ngay khi mới chào đời.

kinh-nghiem-de-phat-hien-som-dau-hieu-nhiem-trung-o-tre-so-sinh

Nên chọn địa điểm sinh đảm bảo an toàn, sạch sẽ để có thể tránh được việc nhiễm trùng thông qua các dụng cụ, cách vệ sinh ở người đỡ đẻ. Sinh tại các bệnh viện phụ sản hoặc bệnh viện có khoa sản uy tín còn giúp đề phòng và xử trí kịp thời các biến chứng như sinh ngạt, vỡ ối sớm…

Sau khi bé chào đời, việc giữ gìn vệ sinh cho bé cũng rất quan trọng. Bạn phải luôn nhắc nhở mình rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nâng niu, chạm tay vào trẻ. Cần hết sức cẩn trọng khi vệ sinh rốn, vệ sinh da và mắt cho con. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian như tắm lá, đắp thuốc vào rốn trẻ sơ sinh… Tất cả những gì bạn cần tuân thủ là thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh…

Trong trường hợp bé bị vàng da, trong mắt có mủ, rốn bị ửng đỏ, chảy mủ, da xuất hiện các mụn mủ thì phải lập tức nghĩ ngay đến nhiễm trùng sơ sinh. Trong tất cả những trường hợp này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ, đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ gấp rút kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm để cứu chữa kịp thời. 

Tags:

Bài viết liên quan