Mẹ và Con - Bạn cảm thấy lo lắng vì bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên? Cùng tìm hiểu ngay về nguyên nhân cũng như cách xử lý trong tình huống này bạn nhé.

Việc bé yêu đột ngột khóc thét trong lúc đang ngủ khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang và bối rối. Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên liệu  có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý nào đó? Đừng vội lo lắng. Mẹ và Con sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp bé ngủ ngon hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Trong quá trình chăm sóc con, bạn sẽ gặp tình huống bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Lúc này, bạn sẽ vô cùng hoảng loạn không biết con đang bị gì? Dưới đây chính là những nguyên nhân khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thường gặp nhất:

Chuyển đổi chu kỳ ngủ

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm cho bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Trẻ sơ sinh dù ngủ 16 đến 20 giờ mỗi ngày nhưng vẫn theo chu kỳ giấc ngủ cố định bao gồm giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và giấc ngủ NREM (Non REM – chuyển động mắt không nhanh).

Sau mỗi chu kỳ giấc ngủ (kéo dài khoảng 40 phút), bé có thể giật mình thức giấc ngắn rồi mới bắt đầu chu kỳ giấc ngủ mới. Trong lúc này, bạn dễ thấy tình trạng bé vẫn nhắm mắt nhưng khóc thé lên khoảng vài phút rồi lại tiếp tục ngủ ngoan.

Ngoài ra, khi bé đang trong giấc ngủ REM, bé cũng có thể giật mình, khóc, cử động nhẹ tay chân hay chuyển động nhiều dưới mí mắt. Đây là những triệu chứng vô cùng bình thường.

Thiếu chất

Tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể là do thiếu vitamin D. Bé có thể khóc khi đang ngủ, đổ mồ hôi khi ngủ, rụng tóc vành khăn, ọc sữa, chậm mọc răng, chậm lật hoặc trườn,….

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Do mệt mỏi

Một nguyên nhân khác khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là do bé bị mệt mỏi. Có thể trước khi ngủ bé đã khóc quá nhiều hoặc chơi đùa, bò trườn nhiều dẫn đến tình trạng mệt mỏi quá mức.

Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh hormone để giúp bé chống lại sự mệt mỏi này. Hormone có thể khiến cho bé khó ngủ hơn, ngủ chập chờn không ngon giấc và giật mình, khóc thét giữa đêm.

Mọc răng

Việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét có thể là một phản ứng vô cùng bình thường khi bé mọc răng. Lúc này nướu răng của bé sẽ bị sưng, đau làm cho bé khó chịu, quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Bé cũng có thể sốt, lừ đừ, mệt mỏi.

Rối loạn giấc ngủ

Bé khóc thét khi ngủ không phải là do bé bị gặp ác mộng mà là do chứng sợ hãi ban đêm phát triển ở trẻ, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 2 đến 4 tuổi, khiến trẻ khó ngủ sâu mà thường chỉ ngủ chập chờn không sâu giấc, khóc từ đầu giấc ngủ và thường xuyên khóc mỗi khi giật mình tỉnh giấc.

Ngoài ra, trẻ có thể khóc thét nếu nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ bị kiến cắn, trẻ đi tè ướt tã hoặc giật mình dậy do âm thanh bên ngoài quá ồn,… Nếu bé ngủ đã lâu, bé cũng có thể khóc do đói.

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Bé tự nhiên khóc thét khi ngủ có đáng lo hay không?

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thì có đáng để lo hay không? Khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu thấy bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thì bạn không nên quá lo lắng bởi trẻ chỉ đang thích nghi với giấc ngủ mà thôi. Ngoài ra, các nguyên nhân làm bé khóc thét khi ngủ như do đói, do mọc răng,… cũng không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, không nên chủ quan nếu tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên diễn ra liên tục bởi việc khóc làm bé mất rất nhiều năng lượng. Hơn nữa, khi bé khóc kéo dài không ngủ lại thì dễ dẫn đến việc thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Đặc biệt, nếu việc bé đang ngủ bỗng dưng khóc thét lên là do bé bị thiếu chất, mệt mỏi sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ và nên sớm can thiệp để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.

Nên làm gì nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên?

Khi bé đang ngủ sâu mà đột nhiên khóc thét lên, dù là nguyên nhân nào thì cũng làm cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ lo lắng. Nếu trẻ gặp tình trạng này, bạn có thể xoa dịu bé theo cách sau đây:

  • Khi bé khóc, đầu tiên hãy tiếp cận bé một cách nhẹ nhàng và gọi tên bé. Đôi khi chỉ cần biết rằng cha mẹ đang ở bên cạnh là đủ để bé yên tâm và tiếp tục ngủ.
  • Nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ và cơ thể trẻ để đảm bảo bé không bị sốt, không có vết thương nào hoặc không cảm thấy không thoải mái với tã lót hoặc bất kỳ tình trạng nào có thể khiến bé khóc.
  • Đôi khi, bé chỉ cần một chút sự ôm ấp và an ủi. Vì thế, nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên không dứt thì bạn có thể  ôm bé và ru bé một cách nhẹ nhàng. Âm thanh và sự ấm áp từ cơ thể bạn có thể giúp bé nhanh chóng trở lại giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên bế bé lên và ôm bé. Tốt nhất hãy để trẻ nằm yên trên nôi hoặc giường và vỗ về bé nhẹ nhàng để tránh tạo thành thói quen cần cha mẹ bế mỗi khi khóc của bé.

Nên làm gì nếu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

  • Đảm bảo môi trường ngủ của bé yên tĩnh, tối và thoáng đãng, mát mẻ cũng là những bí quyết giúp bé dễ ngủ lại hơn. Tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng mạnh, nhiệt độ phòng ngủ cao có thể gây kích thích, khiến bé dễ tỉnh giấc và khóc.
  • Nếu tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên xảy ra thường xuyên và bạn lo lắng về sức khỏe hoặc giấc ngủ của bé, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất với tình trạng của con.
  • Cuối cùng, quan trọng nhất là giữ bình tĩnh. Việc bé khóc thét trong giấc ngủ có thể rất đáng lo nhưng việc bạn ứng phó một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng sẽ giúp bé dễ dàng quay trở lại giấc ngủ hơn.

 Khi phát hiện bé yêu của mình đang say giấc nồng bỗng dưng khóc thét lên thì ai cũng lo lắng phải không nào? Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên cũng như giúp bạn tìm được cách xử lý phù hợp với tình huống này. Hãy tiếp tục theo dõi Tạp chí Mẹ và Con để cập nhật những thông tin chăm con khoa học bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.