Mẹ và Con - Nhìn chung, lê là loại quả rất lành tính ai cũng có thể dùng được. Còn việc bà bầu ăn lê được không, nhất là bầu 3 tháng đầu thì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ.

Hương vị ngọt mát, chất thịt mọng nước của lê là lý do món trái cây này được nhiều chị em yêu thích. Trong đó thì nhiều mẹ bầu cũng mê mẩn vị quả lê nhưng vẫn lo lắng bầu ăn lê được không.

Đây cũng là thắc mắc rất bình thường bởi vì khi mang thai mẹ cần phải chú ý rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Bài viết sẽ giải thích chi tiết để giúp mẹ hiểu rõ bầu ăn lê được không nhé.

Bầu ăn lê được không?

Quả lê là loại trái chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà lại ít calo. Đây vốn là món ăn giảm cân yêu thích của nhiều chị em. Ngay cả với bà bầu thì lê cũng rất lành tính. Trong hầu hết trường hợp thì đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn lê được không là có. Mẹ bầu không cần lo lắng khi dùng lê nhé. Vì như nhiều loại trái cây khác, lê chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé. Trong một quả lê nặng cỡ 178g sẽ chứa:

  • 101 calo năng lượng
  • 27g carbohydrate (gồm 17gram đường và 06 gram chất xơ)
  • 1g chất đạm
  • Chưa kể đến vitamin C, K, B-6 và folate
  • Lê cũng rất giàu khoáng chất khi chứa kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin.
  • Các quả lê có vỏ đỏ còn có carotenoid, flavonoid và anthocyanin là các chất quan trọng tuy nhu cầu của mẹ bầu không nhiều nhưng lại không thể thiếu.

Bầu ăn lê được không và những điều cần lưu ý

Quả lê có lợi ích gì cho mẹ và bé?

Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng như trên, có thể nói, lê mang tới hàng chục lợi ích tuyệt vời cho mẹ lẫn bé. Bạn không cần lo lắng bầu ăn lê được không vì nếu ăn bạn sẽ nhận được ngay “combo” bảo vệ sức khỏe sau đây:

Ngừa bệnh nhiễm trùng, thiếu máu

Lê giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp truyền nhiễm như cảm, cúm mùa. Chúng cũng góp phần giảm các triệu chứng trong điều trị nhiễm trùng phổi, viêm gan vì giàu vitamin C. Chỉ một quả lê đã chứa đến 10mg vitamin C, chiếm 11% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của mẹ. Hơn nữa vitamin C cũng giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, ngăn thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Bầu ăn lê tránh táo bón thai kỳ

Trong một quả lê trung bình chứa 6g chất xơ, trong đó có 2g pectin – một loại chất xơ hòa tan – hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ tốt. Nhờ đó, mẹ bầu ăn lê sẽ tránh được nguy cơ bị táo bón thai kỳ vốn cực kỳ phổ biến trong mọi giai đoạn mang thai. Nên ăn cả vỏ để hấp thu được nhiều chất xơ nhất mẹ nhé.

Tránh tăng cân quá mức

Trong quá trình mang thai mẹ rất khó kiểm soát được cân nặng. Ăn các loại trái cây cung cấp năng lượng “sạch” cho cơ thể và không làm mẹ bầu tăng cân vì trong lê gần như không có chất béo. Đây là nguồn calo vừa phải, thích hợp để bổ sung năng lượng một cách lành mạnh

Bầu ăn lê được không: Món ngon cho các mẹ bầu ưa ngọt

Không ít mẹ bầu thường thèm các món ăn vặt ngòn ngọt khi mang thai. Lúc này, lê là lựa chọn tuyệt vời với 2 loại carbohydrate đơn giản glucose và fructose. Đường tự nhiên trong quả lê ít hơn táo nhưng vẫn đủ để thỏa mãn cơn thèm ngọt của mẹ.

Bảo vệ tim mạch

Kali rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống tim mạch của thai nhi cũng như giảm nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ. Trong một quả lê chứa 116mg kali, khoáng chất này còn tham gia vào quá trình sinh sản tế bào mới. Ngoài ra, glutathione trong quả lê là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa chứng cao huyết áp.

bầu ăn lê được không và cách kiểm soát huyết áp

Bầu ăn lê được không? Được vì có axit folic

Trong một trái lê chứa khoảng 12 mcg axit folic. Axit folic cực kỳ quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vậy nên hẳn bạn cũng đoán được bầu 3 tháng đầu ăn lê được không rồi đấy.

Trong giai đoạn mang thai và cho con bú thì mẹ cần lượng axit folic cao gấp nhiều lần phụ nữ bình thường. Bên cạnh bổ sung từ thực phẩm thì mẹ có thể cân nhắc dùng viên bổ sung chất này.

Giữ xương chắc khỏe

Canxi là khoáng chất quan trọng để giúp hình thành xương và răng cho bé. Nếu mẹ không bổ sung canxi cho mẹ bầu đủ lượng cần thiết sẽ ảnh hưởng tới xương khớp của mẹ lẫn sự phát triển của thai.

Thuốc chống trầm cảm tự nhiên

Quả lê chứa acid folate đóng vai trò như chất chống trầm cảm nhẹ. Do đó, ăn lê giúp phái đẹp giảm stress khi mang bầu, xoa dịu thần kinh rất tốt.

Giảm buồn nôn

Các triệu chứng khó chịu của ốm nghén như buồn nôn sẽ giảm đáng kể nếu mẹ thường xuyên ăn lê. Ngoài ra thì nước ép lê cũng giúp điều trị rối loạn tiêu hóa rất tốt.

Giảm sưng phù

Mẹ bầu khi mang thai thường bị phù nề chân tay, phù mặt. Phù nề xảy ra do tích tụ chất lỏng trong cơ thể và gây sưng tấy. Ăn lê giúp thận hoạt động khỏe hơn, bài tiết nước thừa giúp giảm các triệu chứng sưng phù khó chịu trong khi mang thai.

Thắc mắc thường gặp về bầu ăn lê được không

Bầu 3 tháng đầu ăn lê được không?

Bầu 3 tháng đầu mẹ hoàn toàn có thể yên tâm ăn lê để bổ sung chất dinh dưỡng. Lê có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y với khả năng nhuận huyết, nhuận trường, tiêu độc, thanh nhiệt, nhuận phế. Thế nên nếu mẹ thèm lê tươi hay nước ép lê thì đừng ngại xơi ngay.

Cần lưu ý gì khi ăn lê?

Đúng là bạn không phải quá lo lắng việc bầu ăn lê được không nhưng hãy ăn lê đúng cách. Để đảm bảo nhận được tối đa các lợi ích sức khỏe như trên thì hãy:

  • Mỗi lần ăn tối đa 1 trái lê, một tuần ăn 2-3 lần là đủ.
  • Nên ngâm rửa nước muối thật sạch và không ăn hạt vì trong quả lê có chứa ký sinh trùng có hại có thể dẫn đến các bệnh truyền qua đường thực phẩm như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis.
  • Chọn mua lê từ nguồn uy tín.

bầu ăn lê được không và cách rửa lê

Mặc khác, việc bà bầu ăn lê được không còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ. Bạn không nên ăn lê nếu:

  • Đang thừa cân, béo phì hoặc mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Cảm thấy khó tiêu, đầy bụng.
  • Không ăn lê và cua cùng lúc vì có thể dẫn tới tiêu chảy

Hy vọng các chia sẻ này đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn lê được không. Bạn nhớ ăn uống khoa học, kết hợp lê với nhiều loại thực phẩm khác để cân đối dinh dưỡng nhé.

Bài viết liên quan