Lần đầu cho con ăn dặm, các mẹ sẽ không tránh khỏi lúng túng, hoang mang, không biết lựa chọn phương pháp ăn dặm nào cho phù hợp và tiện lợi nhất với hoàn cảnh của mình. Sau khi tìm hiểu rất nhiều tài liệu về ăn dặm, mẹ Su đã quyết định chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để áp dụng cho con.
Theo mẹ Su, ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị ngán. Ngoài ra, thêm một lý do khác khiến mẹ Su chọn cách ăn dặm này là bé được tập ăn từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn nhiều loại thức ăn, được học kĩ năng nhai, bốc…, điều đó sẽ tạo được cảm hứng ăn uống cho bé.
Với kiểu ăn dặm này, cách chế biến và trữ đông đồ ăn là bước rất quan trọng.
– Cách chế biến và trữ đông đồ ăn dặm cho con:
Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình ăn dặm, các bé chỉ ăn được đồ mềm, nhuyễn và hơi lỏng nên việc chế biến đồ ăn dặm cho con mất khá nhiều thời gian. Để khắc phục việc này, mẹ Su thường mua sẵn đồ ăn cho bé đủ cả một tuần và nghiền, xay rồi trữ đông. Dụng cụ dùng để trữ đông là các khay nhựa chuyên đựng đồ ăn dặm (giống như khay đá), các hộp nhựa nhỏ phân chia theo dung tích.
Với các loại củ quả như khoai lang, khoai tây, bí đỏ thì mẹ Su sẽ hấp chín và nghiền nhuyễn rồi cho vào hộp trữ đông. Với các loại rau thì có thể bữa nào chế biến bữa đó hoặc xay rau tươi và trữ đông. Các loại thịt thì nên để tươi và cho vào túi zip, ghi ngày trữ đông ở ngoài để ăn trong vòng không quá 1 tuần.
Đến mỗi bữa ăn, mẹ Su chỉ cần lấy một viên hoặc một hộp rau củ, cháo, thức ăn ra rã đông rồi nấu cho bé. Cách rã đông thuận tiện nhất là đặt viên thức ăn vào bát nhỏ rồi hấp trong nồi cơm hoặc đun trong xoong có ít nước.
Rau cải ngọt, củ cải đỏ, khoai lang trữ đông
Đồ ăn dặm một tuần của Su bao gồm: cháo trắng, yến mạch, cà chua, bí ngòi, rau cải tím, su su, mướp, rau mùng tơi
– Gợi ý một số món ăn dặm những ngày đầu:
Một tháng ăn dặm kiểu Nhật đầu tiên, mẹ Su cho bé ăn cháo và rau củ. Sang tháng thứ hai, khi bé đã quen với các món này, mẹ thêm vào thực đoăn ăn dặm của su nhóm chất đạm như thịt lợn, bò, gà, cá quả…
Cháo cà chua
Cháo bí đỏ
Cháo đậu phụ rây nhuyễn và cà chua nghiền
Khoai lang trộn nước cam và súp rau bắp cải
Cháo su su và trà lúa mạch. Ăn hết phần mẹ chế biến, Su tập ăn su su luộc
Súp khoai tây nghiền và trà hoa quả tráng miệng
Cháo ngô non
Cháo bánh mì sữa
Cháo khoai lang và súp hoa lơ xanh
Cháo cà rốt, đậu phụ
Súp đậu đũa
Củ cải nghiền
Cháo yến mạch phô mai, súp rau cải ngọt
Cháo rau chùm ngây, củ cải nghiền
Cháo yến mạch phô mai, rau bí nghiền, cá thu hấp
Cháo thịt gà và gan gà, su su hấp nghiền nhuyễn
Cháo rau chùm ngây, súp cà chua lườn gà, 2 miếng hoa lơ nhỏ hấp chín để Su tập bốc
Cháo trứng và súp củ cải đỏ, tối: súp rau chùm ngây, cháo cá thịt trắng
Yến mạch củ cải đỏ, salat khoai tây rau bina, cá thịt trắng