Mẹ&Con – Những ngày “tự do” của bé bắt đầu rồi: Tha hồ về quê, thả diều, tắm sông, chạy chơi nô giỡn với bạn bè, rồi thì đi picnic, tắm biển cùng bố mẹ… Thích quá còn gì nữa! Nhưng mẹ để ý nhé, thời điểm giao mùa này mưa nắng rất thất thường, khí trời oi ả, cục cưng của bạn cũng dễ theo đó mà bệnh lắm đấy!

Hãy lưu ý đến 10 lời khuyên này của bác sĩ. Bé của bạn sẽ có được những ngày hè vui tưng bừng mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

1. Nhắc bé uống nước

Trong tiết trời nóng bức, cơ thể của bé cần được bổ sung chất lỏng liên tục. Đừng đợi cho tới khi bé cảm thấy khát hoặc… lả người vì mất nước mới vội vàng đi bổ sung nước. Bạn cần nhắc bé uống nước liên tục, cách khoảng 15-20 phút một lần, mỗi lần vài ngụm nhỏ. Lưu ý, đừng cho bé uống các loại nước trà đóng chai, nước ngọt có ga vì chúng chứa rất nhiều đường. Cũng nên tránh nước đá lạnh vì có thể gây co dạ dày. Như đã nhắc ở bài dinh dưỡng trên số báo này, nên cho bé uống nhiều nước lọc, thêm vào đó là một ít nước trái cây tươi và sữa.

2. Bổ sung khoáng chất

Bạn nên thực hiện điều này nếu thấy bé tham gia các hoạt động thể chất (chạy nhảy, lao động…) nhiều, đổ mồ hôi. Vì mồ hôi túa ra sẽ mang theo muối và các khoáng chất trong cơ thể. Đây đều là những chất rất cần thiết và phải được bổ sung trở lại ngay. Trong khi đó, nếu chỉ uống nước lọc bình thường thì trong trường hợp này chỉ mới bổ sung được nước chứ không bổ sung được muối khoáng. Làm thế nào nhỉ? Không khó đâu, mẹ chỉ cần pha cho bé một ly tắc muối hay chanh muối nhỏ. Bé sẽ khỏe ngay!

3. Bảo vệ da bé

Cái nắng mùa hè rất “kinh dị” và dễ gây ảnh hưởng đến làn da vốn non nớt, mỏng manh của trẻ. Vì thế, bạn cần hạn chế con chạy chơi ngoài đường từ khoảng 11 giờ trưa đến 2 giờ chiều. Ngoài ra, khi bé đi biển, chơi ngoài trời, nên bôi kem dưỡng da (hỏi ý kiến bác sĩ da liễu loại phù hợp với trẻ em), cho bé đội nón mũ đầy đủ. Trường hợp bé có dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, cần đưa bé đến khám bác sĩ sớm vì mùa này rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da.

Nang qua coi chung benh nhe be cung

(Ảnh minh họa)

4. Chọn trang phục phù hợp

Mùa nóng, nên chọn cho bé những bộ trang phục màu sáng, rộng rãi, thoáng, dễ thấm hút mồ hôi, chất liệu cotton 100% càng tốt. Chú ý không chỉ trang phục bên ngoài mà cả nội y bên trong của bé cũng cần được mẹ chọn theo các tiêu chí trên, nhắc bé thay thường xuyên áo quần nếu áo ẩm ướt, thấm mồ hôi.

5. Nhắc bé… tắm!

Bé cần tắm đều đặn trong những ngày nắng nóng này. Tuy nhiên, 2-3 lần/ngày là đủ. Bạn đừng cho bé tắm quá nhiều sẽ chỉ khiến da bị khô và mất nước. Cũng lưu ý không cho bé tắm quá lâu, không tắm đột ngột khi bé mới đi nắng về, không tắm khi cơ thể bé đang đổ nhiều mồ hôi vì rất dễ bệnh đấy.

6. Sinh hoạt điều độ

Chạy chơi quá nhiều ngoài trời nóng bức sẽ khiến bé rất dễ đuối sức, lả người, say nắng mà không biết. Tất nhiên là con bạn đang trong trạng thái quá háo hức vì sau cả năm học hành giờ mới được “xổ lồng” mà, song bạn phải nhắc nhở để “kiềm chế” con. Bé chỉ được chơi ở mức độ vừa phải thôi, còn lại phải dành thời gian để nghỉ ngơi, ôn bài vở nhẹ nhàng, sinh hoạt trong nhà như tập đàn, đọc sách…

7. Dinh dưỡng phù hợp

Trời oi bức thường khiến cơ thể mệt mỏi, nuốt không trôi cơm. Thiếu các dưỡng chất cần thiết, sức đề kháng giảm đi, bé sẽ khó chống chọi lại bệnh tật mùa nắng nóng. Bạn cần đảm bảo rằng bữa ăn những ngày này có đầy đủ chất, có thể chọn thực đơn là những món nhẹ, dễ tiêu hóa, dễ ăn như canh, súp… thay vì ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ. Nhớ cho con uống thêm nhiều sữa.

Nang qua coi chung benh nhe be cung

(Ảnh minh họa)

8. Theo dõi sức khỏe

Không phải tự nhiên mà các bệnh viện Nhi lại trở nên quá tải trong ngày nắng nóng. Thời tiết oi bức luôn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của bé yêu. Các dịch thủy đậu (trái rạ), Rubella, tay chân miệng… cũng đang tấn công trẻ em. Vì thế, bạn cần để tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bé yêu. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như sốt, ho, tay chân nổi vết… cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.

Tags:

Bài viết liên quan