Gia đình là hậu phương vững chắc, là cảng tránh bão cho chúng ta tìm về “ẩn nấp” và để ôm ấp yêu thương. Vậy mà, đâu đó vẫn luôn có những gia đình sống trong cảnh cơm không ấm mà nệm cũng chẳng êm. Đúng thật là… mỗi cây mỗi nhà mỗi cảnh, dù không muốn trở thành nạn nhân hay người trực tiếp gây ra những tổn thương, thì ta cũng tâm lý nặng nề cho người vợ, người chồng của mình. Trong đó, phụ nữ có thể nói là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi hơn ca.
Bạo lực tinh thần trong hôn nhân gia đình không còn là chủ đề mới mẻ. Tưởng chừng chỉ diễn ra trong những mái nhà xuống cấp của dân lao động chân tay, mà bạo lực tinh thần cũng đóng vai những là bóng hiện hữu trong những gia đình khá giả, có học thức. Tuy hình thức của chúng có thể khác nhau nhưng ảnh hưởng của nó lên những nạn nhân là như nhau vì những vết sẹo tâm lý khó chữa.
Cam chịu chưa bao giờ có thể giải quyết bạo lực tinh thần
Khi gặp bạo lực tinh thần, sự im lặng, cam chịu của nạn nhân đã tiếp tay cho hành vi bạo hành tinh thần ăn sâu bám rễ trong nhiều gia đình. Có người chấp nhận như một nghĩa vụ làm vợ, có người chịu đựng vì sợ mang tiếng, đàm tiếu, có người kêu cứu nhưng bị những người xung quanh dập tắt ngay từ khi manh nha suy nghĩ. Vậy làm sao để vượt thoát những bất ổn tâm lý từ bạo lực tinh thần trong hôn nhân?
Hãy ngồi xuống trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ vấn đề. Đây là phương án giải quyết đầu tiên khi gặp vấn đề bạo hành. Vợ chồng sẽ cùng ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ vấn đề, giảng giải và tháo gỡ những khúc mắc trong lòng, chia sẻ và thấu hiểu những tâm tư và suy nghĩ của đối phương. Chỉ khi thay đổi nhận thức, suy nghĩ của đôi bên mới có thể giải quyết được vấn đề này.
Tự nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của bản thân, bản thân mỗi người phụ nữ, nếu vướng vào bạo lực tinh thần, thì phải tự tìm ra giải pháp để trấn an tư tưởng và làm cho cuộc sống của mình thoải mái hơn. Tự tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cũng là cách để tinh thần không bị trói buộc trong những lễ giáo và ràng buộc của gia đình.
Tham gia những hoạt động xã hội, chú tâm hơn vào công việc, hoặc tìm cách chăm sóc bản thân tốt hơn, làm đẹp, massage, spa hay chăm sóc con cái. Hãy “tự chủ” và “độc lập” với cuộc sống của chính mình.
Bạo lực tinh thần, ngòi nổ hủy diệt tuổi thơ của mọi đứa trẻ
Rất nhiều cặp vợ chồng quan niệm rằng tiếp tục sống với nhau như một gia đình, thì con mình sẽ có được hạnh phúc khi có đủ cha, đủ mẹ. Nhưng trẻ con có cảm nhận riêng của chúng, và luôn có khả năng cảm nhận những bất thường trong đời sống tình cảm hàng ngày. Trẻ dần trở thành “nạn nhân” của bạo lực tinh thần trong gia đình – nơi được xem là an toàn và bình yên nhất đối với trẻ.
Khi được nuôi dưỡng từ môi trường không có tình cảm và hạnh phúc thật sự, trẻ lớn lên với những chấn thương tâm lý, không khác gì với những điều tồi tệ mà ba mẹ chúng đã vô tình tạo ra, và trải qua. Các em lớn lên trong môi trường bạo lực tinh thần từ gia đình, trẻ sẽ có xu hướng sống khép kín, tự ti về bản thân và gia đình, sinh ra tâm lý sợ tiếp xúc với người lạ, thậm chí dẫn đến “tự kỷ”. Một số khác sẽ có xu hướng sau này lớn lên sợ “hôn nhân”, sợ cuộc sống gia đình, không tin vào sức mạnh thật sự tình yêu, hoặc có khả năng “copy” những thói hư, hành động xấu từ ba mẹ lên những người yêu thương chúng.
Dường như xây dựng cái lốp của một gia đình hạnh phúc không phải một cách giải quyết tối ưu nhất khi những trận bạo lực gia đình đã tồn tại và cắm rễ trong gia đình. Ba mẹ vẫn có thể chung sức lo cho con, san sẻ tình yêu thương của mình cho trẻ mà không nhất thương sống hàng ngày bên cạnh nhau. Trẻ con vô tội khi phải sống trong một gia đình đầy “thương tích” tinh thần. Tình yêu thương chân thật xuất phát từ trái tim mới là môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng trẻ thơ.
Lời kết
Nếu bạo lực thể chất có thể phát hiện và ngăn chặn được, thì bạo lực tinh thần lại khó phát hiện và xử lý vì chúng không để lại thương tích trên cơ thể, trên da thịt mà mắt thường có thể nhận diện. Cũng vì vậy mà chúng ta chưa từng định nghĩa những nổi đau tâm lý là bạo lực tinh thần. Chúng ta dù có hiểu rõ về bạo lực tinh thần nhưng dường như vẫn thường chọn cách sống chung với nó, dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mình và những người xung quanh.
Khi nhắc đến vấn đề “bạo lực”, hầu hết nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là sự xâm phạm nghiêm trọng thân thể của một ai đó qua những hành động như đánh đập, cố ý gây thương tích cho đối phương bằng nhiều hình thức,… thế nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn một kiểu bạo lực vẫn đang âm thầm hành hạ “nạn nhân” một cách vô hình nhưng nỗi đau để lại có khi còn đáng sợ hơn một trận đòn roi đó là bạo lực tinh thần.
Nếu bạn là nạn nhân của nạn bạo hành tinh thần, đừng cam chịu. Hãy lên tiếng vì bản thân, vì gia đình và vì con trẻ. Giải pháp “hòa bình” ai cũng sẽ chọn để cứu vãn cuộc sống gia đình, nhưng khi mọi thứ vượt quá sức chịu đựng thì. Mỗi chúng ta luôn xứng đáng có được một cuộc sống tốt đẹp, bình an. Vượt qua bản thân mình gắng tự tin và mạnh mẽ lên nhé