Mẹ&Con – 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm cần bổ sung trong thời gian chờ ngày lâm bồn. Bầu cùng xem đó là gì nhé! 10 bí quyết để có giấc ngủ ngon trong 3 tháng cuối thai kỳ 3 tháng cuối thai kỳ vẫn khó chịu nhất! Thực phẩm nên tránh 3 tháng cuối thai kì

3 tháng cuối thai kỳ, đây chính là giai đoạn bộ não của bé phát triển rất nhanh. Mẹ bầu nên bổ sung các axit béo không no như omega-3 DHA và EPA để phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi.

Bổ sung protein

Ba tháng cuối ăn gì để khỏe mẹ khỏe con

Ảnh minh họa.

Protein là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển nguồn sữa mẹ cũng như thai nhi. Thịt gà, cá, sữa, đậu, hạt bí, hạnh nhân… là những thực phẩm giàu nguồn protein.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một tuần bà bầu nên ăn khoảng 340 gram hải sản. Tuy nhiên, bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá ngừ đóng hộp, cá kiếm. Bầu cũng đừng quên uống một ly sữa, một hũ sữa chua hoặc ăn một miếng pho mát ít béo mỗi ngày nhé!

Chất béo

bổ sung chất béo

Bầu nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. (Ảnh minh họa)

Thời gian 3 tháng cuối thai kỳ bầu cần dung nạp một lượng chất béo hợp lý vào cơ thể. Chất béo không chỉ giúp cơ thể hấp thu lượng vitamin cần thiết mà nó còn giúp cho não và hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu có thể bổ sung chất béo thông qua một số loại thực phẩm như dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đã qua chế biến như khoai tây chiên, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Chất xơ

bổ sung chất xơ

Bầu nên bổ sung đầy đủ chất xơ trong suốt quá trình thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mỗi bà bầu nên bổ sung ít nhất 25-35 gam chất xơ mỗi ngày. Bởi trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bầu thường xuất hiện triệu chứng táo bón. Nguy hiểm hơn nữa khi triệu chứng này lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, các loại ngũ cốc, bánh mì, khoai lang, đậu, bắp, trái cây tươi… là sự chọn lựa tuyệt vời dành cho bà bầu để bổ sung chất xơ.

Mách nhỏ bầu: Uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày (uống thành từng ngụm nhỏ) cũng là cách giảm táo bón.

Canxi

Cũng như trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ, bầu cần phải duy trì việc bổ sung canxi đến thời gian 3 tháng cuối. Canxi là chất không thể thiếu trong quá trình hình thành nên xương, răng cho thai nhi. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ lượng canxi sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh loãng xương và ổn định huyết áp, giảm nguy cơ sinh non.

Mỗi ngày bà bầu nên bổ sung khoảng 1.200 mg canxi bằng cách ăn các loại thực phẩm như sữa chua ít béo, sữa đậu nành, rau lá xanh, tôm, cua…

Sắt

bổ sung sắt

Bà bầu không được ăn kiêng trong 3 tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ là điều rất cần thiết. Thịt bò, thịt heo, trứng, đậu nành, đậu phụ… là những thực phẩm dồi dào chất sắt.

Mẹ bầu cần lưu ý khi bổ sung sắt và canxi cần phải tách rời nhau, vì canxi có thể sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt. Đồng thời, sắt sẽ được hấp thụ tốt hơn và dễ dàng hơn khi kết hợp chung với thực phẩm chứa vitamin C như đu đủ, cam, ớt chuông, bông cải xanh…

3 tháng cuối thai kỳ, nên nói “không” với thực phẩm nào?

– Thức ăn nhiều dầu mỡ.

– Đồ ăn mặn: dưa muối, cá muối khô, cà muối…

– Thức ăn chưa nấu chín.

– Không nên ăn kiêng và uống thuốc bổ vừa phải.

Tags:

Bài viết liên quan