Mẹ&Con – Tam cá nguyệt thứ ba tức là 3 tháng cuối thai kỳ, là thời điểm cơ thể có những triệu chứng khó chịu cùng với những áp lực về mặt tinh thần. Dưới đây là những việc bầu cần làm trong thời gian chờ ngày lâm bồn. 7 thực phẩm 'cấm' mẹ ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên Những bài tập an toàn cho bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên Nguy hiểm nếu "yêu" trong tam cá nguyệt thứ 3

7 việc bầu cần làm trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba 6

Ảnh minh họa.

Tam cá nguyệt thứ ba, lúc này xuất hiện các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cần phải dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn; mặc quần áo rộng rãi, thoải mái; mang dày dép có đế thấp và có độ ma sát cao.

Ngủ đủ giấc

7 việc bầu cần làm trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba 7

Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc trong 3 tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba có nhiều triệu chứng khó chịu, mẹ bầu khó có được giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm. Chính vì vậy, điều quan trọng ngay từ bây giờ là bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Cố gắng tận dụng một ít thời gian để ngủ vào buổi trưa hoặc bất cứ khi nào có thể vào ban ngày. Khi ngủ bầu có thể đặt một chiếc gối kê dưới bụng, chiếc còn lại dùng để kẹp giữa hai chân, nên nằm nghiêng. Đồng thời, tránh ăn nhiều trong vòng 3 giờ trước khi ngủ, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng, có thể là đi bộ quanh nhà, tập yoga. Hãy trò chuyện, chia sẻ với chồng, người thân trong gia đình về những khó khăn trong lúc mang thai để làm giảm căng thẳng. Thực hiện theo những “mẹo nhỏ” như vậy bạn sẽ có được giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Khám thai

Đây là việc bầu cần duy trì trong suốt thai kỳ, ngay cả giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì lại càng quan trọng hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chuẩn bị cho việc sinh đẻ bao gồm cách nhận biết chuyển dạ và đối phó với cơn đau chuyển dạ. Hãy gặp bác sĩ giải đáp những thắc mắc cũng như những điều mà bạn lo lắng về quá trình sinh nở.

Bổ sung chất dinh dưỡng

7 việc bầu cần làm trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba 8

Ảnh minh họa.

Thiếu máu do thiếu sắt là điều cực kỳ nguy hiểm cho mẹ trong 3 tháng cuối và giai đoạn sinh nở. Vì vậy, những thực phẩm giàu chất sắt luôn được ưu tiên trong giai đoạn này. Thịt nạc, rau lá xanh, ngũ cốc… là những thực phẩm mẹ bầu nên lựa chọn để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên uống một ly nước ép cam để giúp cơ thể hấp thụ chất sắt được tốt hơn nhé!

Trò chuyện với bé

Ở giai đoạn này, bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ hãy thường xuyên trò chuyện kết hợp massage bụng bầu cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, những bản nhạc với giai điệu nhẹ nhàng, giọng nói của người bố… bé đều cảm nhận được.

Nhận biết tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng xảy ra khi nhau thai làm việc không đúng cách. Mỗi lần mẹ bầu tái khám, bác sĩ sẽ phát hiện dấu hiệu tiền sản giật thông qua chỉ số huyết áp cao hoặc xuất hiện đạm trong nước tiểu. Nhưng nếu mẹ cảm thấy nhức đầu, mắt mờ, sưng tay chân thì hãy báo ngay cho bác sĩ.

Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng

7 việc bầu cần làm trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba 9

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé. (Ảnh minh họa)

Việc mua sắm và chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi sinh nên được hoàn thành trước tuần thai thứ 36. Khi đã mua đầy đủ các đồ dùng cho bé, mẹ nên giặt sạch, phơi khô để tránh gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Bên cạnh đó, bình sữa và các vật dụng cho bé bú cũng cần được rửa sạch và khử trùng cẩn thận.

Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ

Ở các tuần cuối của tam cá nguyệt thứ ba, mẹ đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ như sa bụng, vỡ ối. Bên cạnh đó, nếu thấy đầu ngực rỉ sữa và xuất hiện nhiều cơn co thắt tử cung hơn, đó có thể là những cơn gò sinh lý nhưng cũng có thể là những cơn gò chuyển dạ. Khi thấy nước ối vỡ dù ít hay nhiều, đừng chần chừ mà bầu nên báo cho ông xã hoặc người trong gia đình để được đưa đến bệnh viện liền nhé.

Tags:

Bài viết liên quan