Mẹ&Con – Chóng mặt khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi, thậm chí là gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do đó, khi bị chóng mặt trong thai kỳ, mẹ cần phải tìm cách khắc phục ngay. 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai 8 bí quyết giúp bầu tránh đau lưng thai kì 12 cách triệt tiêu cơn nghén khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống tim mạch của mẹ bầu có nhiều thay đổi, nhịp tim tăng lên, nhu cầu máu cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến huyết áp dẫn đến tình trạng chóng mặt. Bên cạnh yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan như mẹ đang bị thiếu máu, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì? Dưới đây sẽ là một số gợi ý hữu ích để các mẹ tham khảo.

Uống nước

bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì 

Mẹ bầu chóng mặt nên chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Mẹ bầu hay chóng mặt có thể là vì không cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày nắng nóng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy uống khoảng 3 lít nước lọc mỗi ngày, tương đương với 10 – 12 ly nước.

Nước trái cây và nước canh cũng được tính vào tổng lượng nước mà mẹ cần cho một ngày. Mẹ chỉ cần tránh uống cà phê, nước ngọt, các loại nước có ga, có cồn, vì chúng dễ khiến cơ thể mẹ bị mất nước nhiều hơn là nạp nước vào.

Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ, trong khi nhu cầu máu trong giai đoạn này lại tăng lên gấp đôi, cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Vậy bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì khi bị thiếu máu? Câu trả lời là hãy ăn những thực phẩm giàu chất sắt như bí đỏ, thịt bò nạc, rau chân vịt, cải xoăn, cải xanh, chuối, sôcôla đen, các loại hạt sấy khô…

Bổ sung cá hồi

Bổ sung cá hồi 

Cá hồi tốt cho mẹ bầu bị chóng mặt. (Ảnh minh họa)

Nếu đang thắc mắc bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì, bầu chắc chắn không thể bỏ qua món cá hồi trong thực đơn ăn uống của mình. Các axít béo omega-3 và vitamin D có khả năng làm giảm hiện tượng chóng mặt, giúp mẹ vượt qua tình trạng khó chịu này hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi mỗi tuần thôi nhé.

Tăng cường protein

Protein không chỉ cung cấp nhiều axit amin, thành phần giúp cơ thể xây dựng các mô nạc, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu để ngăn chặn hoặc làm giảm triệu chứng chóng mặt trong thai kỳ.

Để bổ sung protein mẹ có thể tăng cường ăn thịt gà, vịt, cá, các loại đậu, trứng, sữa ít béo, các chế phẩm từ đậu nành…

Một số lưu ý khi mẹ bầu bị chóng mặt

– Tránh đứng dậy quá nhanh, vì điều này có thể làm phần máu đang dồn ứ ở điểm thấp (bàn chân và bắp chân) không kịp di chuyển lên tim làm huyết áp giảm nhanh và đột ngột dẫn đến chóng mặt, choáng váng.

– Tránh đứng quá lâu cùng một điểm. Nếu công việc của mẹ liên quan đến việc đứng lâu thì vẫn nên cố gắng di chuyển tại chỗ hoặc vận động chân như đu đưa qua lại… để tăng lưu lượng máu lưu thông, hạn chế tình trạng chóng mặt.

– Ăn uống đều đặn, không bỏ bữa, có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế việc cơ thể bị đói lả, bị hạ đường huyết gây chóng mặt.

– Tránh những nơi đông đúc, nóng bức hoặc đi tắm hơi khi mang thai (nhưng mẹ vẫn có thể tắm nước ấm, không quá nóng) để tránh làm các mạch máu bị giãn ra gây hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt.

– Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! 

Tags:

Bài viết liên quan