Mẹ&Con – Sao lại không chứ! Bạn đâu có muốn nằm bẹp dí ở nhà suốt 9 tháng 10 ngày. Những chuyến đi xa nghỉ ngơi thoải mái, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, đắm mình trong làn nước hồ bơi sẽ khiến cho thai kỳ của bạn trở nên… thú vị hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn cứ thích thì sẽ đi được ngay. Chuẩn bị cho một bà bầu đi du lịch cũng nhiều cam go lắm. 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai Tăng cường đề kháng khi mang thai

Chọn phương tiện di chuyển

Đây là điều tối quan trọng đầu tiên. Nên tránh đi xe máy hoặc các loại xe khách chật chội, chen lấn, chạy quá nhanh và sóc. Đi gần, bạn có thể thuê ô tô cho cả gia đình. Cứ 1 – 2 tiếng một lần nên dừng xe để thư giãn hoặc đi vệ sinh để bàng quang không quá căng. Nhớ đừng quên thắt dây an toàn và một chiếc gối mềm để đỡ lưng.

Đi xa, tốt nhất nên di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu thai phụ bị bệnh thiếu máu, có tiền sử bị viêm tắc tĩnh mạch hoặc có vấn đề về nhau thai thì tuyệt đối nên tránh xa phương tiện này. Hãy đặt chỗ ngồi ở giữa (ngay lối đi) để có thể di chuyển thường xuyên ra toilet một cách nhanh chóng.

Di chuyển bằng tàu hỏa cũng khá an toàn. Tuy nhiên, tốt nhất là trước một chuyến du lịch xa, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn đầy đủ nhất.

Quan tâm đặc biệt đến sức khỏe

Trước khi đi, bạn cần biết chắc thai nhi đang trong trạng thái bình thường. Tuần thứ 14-24 là thời gian tốt nhất để đi du lịch vì tình trạng buồn nôn, mỏi mệt đã giảm hoặc đã hết, nguy cơ bị sảy thai cũng đã qua. Tuy nhiên, phụ nữ có thai quá 25 tuần không nên đi xa quá 500km. Bạn cũng cần thận trọng kiểm tra về dịch vụ chăm sóc y tế của nơi đến, tìm hiểu cụ thể một số địa chỉ tin cậy để chẳng may xảy ra những sự cố như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ sớm… còn có thể “chuyển nguy thành an”. Thai quá 32 tuần, dù… “thèm” du lịch đến cỡ nào bạn cũng nên “nhịn”. Vì sẽ dẫn đến nguy cơ cao cho cả mẹ và con đấy!

Tham gia ở mức độ nào?

Suốt thời gian đi chơi, bạn vẫn có thể lên lịch, tham gia các hoạt động cùng với những thành viên khác như đi tham quan, ăn tối ở nhà hàng… Tuy nhiên, nếu các thành viên khác đòi leo rừng lội suối hoặc chơi những trò hơi mạo hiểm thì tốt hơn hết bạn nên chọn cho mình một số hoạt động nhẹ nhàng hơn (nếu không muốn tất cả các bác sĩ phải… lắc đầu, bó tay!). Nằm đọc sách trên biển, nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng khách sạn hoặc đi dạo thư giãn dọc các vườn hoa sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, dễ chịu hơn sau những ngày ốm nghén.

Cũng cần chú ý, tất cả những gì bạn mang theo trong những ngày du lịch đều phải gọn gàng một cách tối đa (vì không phải lúc nào cũng có người xách hộ bạn mọi thứ đâu). Túi xách tay của bạn chứa những vật dụng cơ bản nhất mà bạn cần dùng tới.

Ăn uống hợp lý, cẩn thận đề phòng… táo tháo rượt!

bau 

Ảnh minh họa.

Những ngày du lịch, chế độ ăn uống của bạn có thể bị thay đổi và ảnh hưởng thai nhi. Đôi khi, bạn khó ăn uống được đúng giờ. Chính vì vậy, trong túi xách du lịch của mình, bạn cần mang theo một số thức ăn vặt, các loại bánh quy, trái cây… Cũng đừng quên một chai nước suối để đảm bảo không bị mất nước.

Nếu có điều kiện, hãy sử dụng những nhà hàng, dịch vụ ăn uống cao cấp, chọn các món nấu chín. Chú ý tránh những quán ăn dọc đường không được vệ sinh lắm hoặc các món “đặc sản” tươi sống. Vì nếu để bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nước, dễ dẫn đến giảm lưu lượng máu tới nhau, ảnh hưởng nhiều đến thai nhi lắm đấy.

Đảm bảo để mình có thể “đi vệ sinh” thường xuyên

Đây là chuyện tế nhị nhưng hoàn toàn đáng quan tâm. Phụ nữ mang thai thường phải đi toilet nhiều hơn bình thường từ 3-4 lần/ ngày. Phòng vệ sinh ở nơi công cộng thường kém sạch sẽ, thậm chí nhiều nơi bẩn ghê hồn. Vì vậy, bạn phải cân nhắc để có thể đảm bảo mình có được những phòng vệ sinh sạch sẽ suốt dọc đường đi. (Nhờ những người từng đi qua các nơi này tư vấn điểm dừng chẳng hạn).

Đặc biệt, bạn cũng cần trang bị sẵn cho mình một ít giấy vệ sinh cá nhân trong túi xách tay. Trang phục mặc trên đường nên là các loại váy, đầm thoáng mát, dễ dàng cho bạn mỗi khi có nhu cầu “nhạy cảm” này.

Tránh ngồi quá lâu một chỗ trên tàu xe

Nếu sử dụng máy bay hay tàu lửa, sau vài mươi phút, bạn nên đi lên đi xuống chút ít giữa các lối đi. Nếu đi du lịch bằng ô tô của gia đình, sau mỗi tiếng đồng hồ, nên đề nghị dừng xe để bạn được “giãn gân giãn cốt”. Bởi lẽ, khi mang thai, hệ tuần hoàn của bạn hoạt động căng thẳng hơn và dễ sinh ra chứng huyết khối làm nghẽn mạch máu. Sự co duỗi chân thường xuyên, thay đổi tư thế ngồi, đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp giảm thiểu những trở ngại này. Bạn cũng cần chú ý là giày hoặc dép phải thật thoải mái, nhẹ nhàng, có độ co giãn tốt. Nếu đôi giày của bạn hơi bó chặt chân, nên… để nó ở nhà và thay bằng một đôi dép hoặc giày rộng hơn nhé.

Phòng ngừa nhiễm bệnh trong quá trình du lịch

Chẳng ai muốn sau một chuyến đi chơi, về nhà lại đổ bệnh (hại cho mình và chính thai nhi nữa). Vì vậy, bạn cần kiểm tra đầy đủ thông tin về nơi sẽ đến. Nếu ở đấy đang có dịch bệnh (bất kể là dịch bệnh gì), tốt nhất nên tránh xa. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về dự tính đi chơi của bạn và hỏi lời khuyên cần thiết từ bác sĩ. Bạn cũng cần chú ý là trong giai đoạn mang thai, khi thay đổi nhiệt độ, ở ngoài trời nhiều suốt những ngày đi du lịch, bạn dễ nhiễm các bệnh ngoài da. Để phòng tránh, nên chọn quần áo mỏng, nhẹ, thoáng, rộng rãi; có nón rộng vành để tránh nắng và tất nhiên là nếu thời tiết quá nóng, dù tiếc thế nào, cũng hãy “từ bỏ” ước nguyện dành rất nhiều thời gian ở ngoài trời đi nhé bạn.

Tags:

Bài viết liên quan