Mẹ&Con – Bà bầu có nên uống sữa đậu nành là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Bởi có một số tin đồn cho rằng, việc uống sữa đậu nành khi mang thai có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi. Vậy thực hư chuyện này ra sao, mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đây là lý do mà phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống sữa đậu nành Mách mẹ cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố tại nhà Uống sữa đậu nành, con có... 'mất nam tính'?

Bà bầu uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành mỗi ngày không? 6

Sữa đậu nành là một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)

Được chế biến từ đậu tương, sữa đậu nành là một trong những thức uống thơm, ngon, có giá trị dinh dưỡng cao như sắt, kẽm, vitamin A… Tuy nhiên, thông tin uống sữa đậu nành khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến không ít chị em hoang mang. Bởi họ nghĩ rằng chất isoflavone có hoạt tính estrogen, một loại hóc môn nữ trong sữa đậu nành gây tác động tiêu cực đến giới tính thai nhi. Đặc biệt với các bé trai, estrogen có thể gây teo tinh hoàn, thậm chí vô sinh.

Không chỉ riêng bà bầu mà hầu như tất cả mọi người đều tỏ ra quan tâm tới vấn đề này và đặt ra câu hỏi: “Bà bầu có nên uống sữa đậu nành?”.

Cho tới thời điểm này vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là việc hình thành giới tính. Năm 2002, Tạp chí Dinh Dưỡng Mỹ cho biết trẻ em sử dụng công thức sữa chế biến từ đậu nành không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa đậu nành hoặc ăn các thực phẩm chế biến từ đậu nành mỗi ngày với hàm lượng vừa phải.

Tác dụng của sữa đậu nành với bà bầu 

  • Sữa đậu nành cung cấp hàm lượng protein thiết yếu giúp cơ thể mẹ bầu tràn đầy năng lượng. Hơn nữa, nguồn protein này không chứa nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật nên rất an toàn cho mẹ bầu.
  • Với những mẹ bị dị ứng với thành phần lactose trong sữa bò thì sữa đậu nành là một giải pháp thay thế hoàn hảo. Bởi sữa đậu nành không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn rất giàu dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, D, B12, protein…
  • Nhờ hàm lượng canxi dồi dào, uống sữa đậu nành sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
  • Chất xơ trong sữa đậu nành có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ táo bón thai kỳ.

Bà bầu có nên uống sữa đậu nành mỗi ngày không? 7

Uống sữa đậu nành giúp mẹ giảm nguy cơ táo bón thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Với những tác dụng tuyệt vời mà sữa đậu nành mang lại, chắc hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời về việc bà bầu có nên uống sữa đậu nành rồi phải không nào. Thế nhưng, để có một thai kỳ hoàn toàn suôn sẻ và khỏe mạnh, khi uống sữa đậu nành, bầu nhớ lưu ý một vài điều sau nhé.

Lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

  • Uống nhiều sữa đậu nành có thể khiến bầu khó tiêu, đầy hơi, gây cản trở quá trình hấp thụ các chất trong cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành, chỉ nên uống khoảng một cốc tương đương với 50 mg insoflavones và 6gam protein là vừa đủ.
  • Khi chế biến sữa đậu nành, mẹ phải đun sôi thật kỹ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh tình trạng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…
  • Khi uống sữa đậu nành không nên ăn chung với trứng. Bởi chất trypsin trong sữa đậu nành kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất trong cơ thể.
  • Không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành. Lý do là vì tính axit có trong loại quả giàu vitamin C này khi kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, tạo ra chứng đầy đụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • Không uống sữa đậu nành với đường nâu để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Hy vọng với những thông tin trên, Mẹ&Con đã giải đáp được một phần thắc mắc bấy lâu nay bà bầu có nên uống sữa đậu nành. Để củng cố thêm kiến thức khi bầu bí, mẹ có thể tham khảo thêm tại mục Cho bầu với nhiều bài viết vô cùng bổ ích.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tags:

Bài viết liên quan